- 1/ Phân tích cơ bản chứng khoán là gì?
- 2/ Sự khác biệt giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
- 3/ Các phương pháp phân tích cơ bản chứng khoán
- 4/ Các bước thực hiện phân tích cơ bản chứng khoán
- 5/ Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích cơ bản chứng khoán
- 6/ Ưu điểm và hạn chế của phân tích cơ bản chứng khoán
- 7/ Cách áp dụng phân tích cơ bản chứng khoán trong đầu tư thực tế
Phân tích cơ bản chứng khoán là gì? Các phương pháp phổ biến!
Khi tham gia đầu tư chứng khoán, phân tích cơ bản là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị thực của cổ phiếu và doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn. Vậy, các phương pháp phân tích cơ bản chứng khoán là gì và chúng hoạt động như thế nào? MoMo sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây!
1/ Phân tích cơ bản chứng khoán là gì?
Phân tích cơ bản chứng khoán (Fundamental Analysis) là một phương pháp đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên các yếu tố kinh tế, tài chính và doanh nghiệp. Mục đích của phân tích cơ bản là xác định giá trị nội tại của cổ phiếu, so sánh với giá thị trường hiện tại để đưa ra quyết định đầu tư.
Các yếu tố được xem xét trong phân tích cơ bản bao gồm báo cáo tài chính (lợi nhuận, doanh thu, dòng tiền), mô hình kinh doanh, chất lượng quản lý, sức mạnh cạnh tranh của công ty và các yếu tố vĩ mô như lãi suất, tăng trưởng kinh tế, hay chính sách tiền tệ.
Phương pháp phân tích cơ bản mang đến cho nhà đầu tư nhiều lợi ích thiết thực như:
- Nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định mua hoặc bán dựa trên sự khác biệt giữa giá trị thực và giá thị trường.
- Hiểu rõ về tình hình tài chính và tiềm năng tăng trưởng của công ty.
- Giảm thiểu rủi ro bằng cách lựa chọn các cổ phiếu có nền tảng kinh doanh vững mạnh và ổn định tài chính.
Phân tích cơ bản chứng khoán là việc đánh giá giá trị cổ phiếu dựa trên nhiều yếu tố khác nhau
2/ Sự khác biệt giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là hai phương pháp phổ biến trong việc ra quyết định đầu tư chứng khoán, nhưng chúng có sự khác biệt rõ rệt về mục tiêu và phương pháp tiếp cận. Cụ thể::
Phân tích cơ bản tập trung vào giá trị nội tại của cổ phiếu, dựa trên các yếu tố kinh tế và tài chính dài hạn. Nhà đầu tư sử dụng phương pháp này thường quan tâm đến sức mạnh tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Phân tích kỹ thuật lại chủ yếu dựa trên dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Các nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật thường quan tâm đến mô hình biểu đồ và các chỉ số kỹ thuật như RSI, MACD và đường trung bình động.
Tóm lại, phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị dài hạn của cổ phiếu, trong khi phân tích kỹ thuật hỗ trợ trong việc tìm ra cơ hội giao dịch ngắn hạn thông qua xu hướng và các mô hình giá.
Phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị dài hạn của cổ phiếu
3/ Các phương pháp phân tích cơ bản chứng khoán
Phân tích cơ bản chứng khoán được chia thành hai phương pháp chính là: Phân tích định tính và phân tích định lượng. Mỗi phương pháp đều đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng của một công ty, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cơ hội và rủi ro trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Phân tích định tính
Phân tích định tính tập trung vào các yếu tố khó đo lường bằng con số, thay vào đó phụ thuộc vào quan điểm và sự đánh giá của nhà đầu tư. Phương pháp này xem xét các yếu tố sau:
- Kỳ vọng về ngành: Một ngành có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong đó phát triển mạnh mẽ và bền vững.
- Mô hình kinh doanh: Dù cùng hoạt động trong một ngành, mỗi doanh nghiệp lại có chiến lược và mô hình kinh doanh khác nhau. Hiểu rõ mô hình này giúp nhà đầu tư xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Lợi thế cạnh tranh: Những lợi thế như chi phí sản xuất thấp, thương hiệu mạnh, quy mô lớn, hoặc khả năng huy động vốn cao có thể giúp công ty duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường.
- Rủi ro: Các rủi ro như biến động kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh doanh là những yếu tố không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp cần có những biện pháp quản trị phù hợp để duy trì sự ổn định và tăng trưởng trong dài hạn.
- Ban lãnh đạo và quản trị: Đội ngũ quản lý có tầm nhìn dài hạn và sự cam kết cùng phát triển với cổ đông đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công ty.
Phân tích định lượng
Phân tích định lượng tập trung vào các chỉ số tài chính được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm đưa ra các đánh giá cụ thể về tình hình tài chính. Phương pháp này thường bao gồm các yếu tố sau:
- Doanh thu và lợi nhuận: Các chỉ số như tăng trưởng doanh thu, ROA, ROE, EPS và biên lợi nhuận ròng thể hiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng giúp nhà đầu tư tìm ra những cổ phiếu có tiềm năng sinh lợi ổn định.
- Tài sản và nguồn vốn: Xem xét cơ cấu tài sản, vốn lưu động, tỷ lệ vay nợ và tiền mặt giúp đánh giá sức mạnh tài chính của công ty. Những công ty có vốn lớn thường có khả năng mở rộng hoạt động và đẩy mạnh sản xuất, từ đó gia tăng giá trị cổ phiếu.
- Dòng tiền: Dòng tiền tự do và chính sách cổ tức phản ánh khả năng tạo ra tiền mặt của công ty. Nhà đầu tư có thể đánh giá quy mô hoạt động và kế hoạch mở rộng của doanh nghiệp qua dòng tiền.
- Chỉ số giá thị trường: P/E và P/B là hai chỉ số thường dùng để đánh giá giá trị cổ phiếu so với giá trị thực của nó. Những cổ phiếu có chỉ số này thấp hơn giá trị thực có thể là cơ hội tốt để mua vào với tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.
4/ Các bước thực hiện phân tích cơ bản chứng khoán
Thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết
Việc thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phân tích cơ bản. Điều này giúp bạn có một cái nhìn toàn diện về công ty hoặc cổ phiếu mà bạn đang xem xét. Bạn có thể tìm các báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm từ trang web của công ty hoặc các nền tảng tài chính uy tín như Yahoo Finance, Bloomberg hay SEC EDGAR…. và nhớ là hãy xác định khoảng thời gian phân tích nhé!
Xác định các chỉ số và thước đo cần phân tích
Xác định các chỉ số và thước đo cần phân tích là bước quan trọng tiếp theo để đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách chính xác. Bạn có thể chọn các chỉ số tài chính chính để đánh giá, bao gồm các chỉ số như tỷ lệ giá cổ phiếu (P/E ratio), lợi nhuận gộp (Gross profit margin), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio) và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow). Tiếp đến, hãy xác định các chỉ số phụ để có cái nhìn toàn diện hơn như ROE (Return on Equity), ROA (Return on Assets) và tỷ lệ hiện hành (Current Ratio). Các chỉ số này giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu suất tài chính và sức khỏe của công ty.
Xác định các chỉ số và thước đo cần phân tích
Áp dụng công cụ và phương pháp phân tích cơ bản
Áp dụng các công cụ và phương pháp phân tích cơ bản là bước quyết định để chuyển dữ liệu thành thông tin có giá trị. Bạn có thể áp dụng theo các bước như sau:
- Bước 1: Tính toán các chỉ số tài chính bằng công thức đã xác định. Ví dụ, để tính tỷ lệ giá cổ phiếu (P/E ratio), bạn chia giá cổ phiếu cho EPS. Để tính lợi nhuận gộp, bạn trừ giá vốn hàng bán từ doanh thu thuần.
- Bước 2: Sử dụng các công cụ phân tích tài chính như Excel hoặc các nền tảng trực tuyến để thực hiện các phép toán và phân tích. Điều này giúp bạn quản lý và phân tích dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả.
- Bước 3: So sánh các chỉ số của công ty với các công ty cùng ngành hoặc tiêu chuẩn ngành. Điều này giúp bạn đánh giá vị trí của công ty trong thị trường và hiểu rõ hơn về mức độ cạnh tranh và hiệu suất của công ty.
Đánh giá và đưa ra dự đoán
Đây là bước cuối cùng trong phân tích cơ bản, giúp bạn kết luận về triển vọng của công ty và quyết định đầu tư. Đầu tiên, hãy phân tích kết quả của các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty. Các xu hướng trong các kỳ báo cáo giúp bạn nhận diện sự cải thiện hoặc xấu đi trong các chỉ số, từ đó, bạn có thể đưa ra dự đoán về triển vọng tương lai của công ty và đánh giá được khả năng tăng trưởng và sức khỏe tài chính của công ty trong tương lai. Hãy tiếp tục theo dõi tình hình tài chính của công ty và cập nhật phân tích khi có thông tin mới hoặc thay đổi trong tình hình kinh tế và thị trường.
5/ Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích cơ bản chứng khoán
Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán và cụ thể là các cổ phiếu của công ty. Ví dụ, nếu nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, các công ty thường có doanh thu và lợi nhuận cao hơn, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng giá cổ phiếu.
Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, lợi nhuận giảm và giá cổ phiếu có thể giảm theo. Chính sách tiền tệ, như lãi suất thấp, có thể làm cho vay mượn trở nên rẻ hơn và thúc đẩy đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Yếu tố công ty
Yếu tố công ty thường sẽ tập trung vào các thông tin nội bộ của doanh nghiệp, là trọng tâm chính của phân tích cơ bản. Đánh giá hiệu suất tài chính, chiến lược kinh doanh và đội ngũ lãnh đạo của công ty sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về khả năng sinh lời và triển vọng của công ty. Thông tin này giúp các nhà đầu tư quyết định liệu cổ phiếu của công ty có thể là một khoản đầu tư tốt hay không.
Yếu tố đặc điểm ngành
Yếu tố đặc điểm ngành liên quan đến việc đánh giá công ty trong bối cảnh ngành mà nó hoạt động. Theo đó, khi phân tích xu hướng ngành và mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp, sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tiềm năng tăng trưởng của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này cung cấp thông tin quan trọng về khả năng duy trì và mở rộng thị phần của công ty, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Yếu tố chính trị và xã hội
Yếu tố chính trị và xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và có thể tác động lớn đến giá cổ phiếu. Theo đó, thay đổi chính trị và chính sách có thể tạo ra sự không chắc chắn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các yếu tố xã hội, chẳng hạn như thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng hoặc các vấn đề xã hội, có thể ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Có nhiều yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích
6/ Ưu điểm và hạn chế của phân tích cơ bản chứng khoán
Ưu điểm của phương pháp phân tích cơ bản trong chứng khoán:
- Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư hiểu rõ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, khả năng sinh lời và tình hình tài chính, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
- Giúp nhà đầu tư xác định giá trị thực của chứng khoán, từ đó so sánh với giá thị trường hiện tại để đánh giá xem chứng khoán đó có bị định giá quá cao hoặc quá thấp không.
- Phân tích cơ bản thường tập trung vào các yếu tố dài hạn và bền vững của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư dựa trên tiềm năng phát triển lâu dài.
- Phương pháp này cung cấp một nền tảng vững chắc để đưa ra quyết định đầu tư, giúp giảm rủi ro bằng cách dựa trên các dữ liệu và chỉ số tài chính cụ thể.
- Giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp và lập kế hoạch tài chính dài hạn cho các nhà đầu tư.
Hạn chế của phương pháp phân tích cơ bản trong chứng khoán:
- Các thông tin tài chính và báo cáo có thể đã lỗi thời hoặc không phản ánh ngay lập tức tình hình thực tế của doanh nghiệp, do đó, phân tích cơ bản có thể không cập nhật kịp thời với các biến động ngắn hạn của thị trường.
- Phân tích cơ bản dựa vào các dự đoán về tương lai của doanh nghiệp, mà dự đoán này có thể không chính xác do sự thay đổi trong môi trường kinh tế, chính trị, hoặc công nghệ.
- Các mô hình và giả định dùng trong phân tích cơ bản có thể không phản ánh chính xác mọi yếu tố rủi ro và cơ hội.
- Không phải lúc nào phân tích cơ bản cũng có thể dự đoán được các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, thay đổi chính sách chính trị, hoặc các yếu tố bất ngờ khác
- Phân tích cơ bản yêu cầu nhiều thời gian và công sức để thu thập và phân tích dữ liệu tài chính, điều này có thể là một bất lợi đối với các nhà đầu tư bận rộn.
Phân tích chứng khoán cơ bản sẽ có những ưu và nhược điểm riêng
7/ Cách áp dụng phân tích cơ bản chứng khoán trong đầu tư thực tế
Sử dụng phân tích cơ bản khi chọn lọc cổ phiếu đầu tư
- Bước 1: Nhà đầu tư cần phân tích báo cáo tài chính của công ty để xem xét các báo cáo như báo cáo lãi lỗ, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá các chỉ số tài chính cơ bản như doanh thu, lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp.
- Bước 2: Đầu tư nên tính toán và phân tích các chỉ số như tỷ lệ giá trên lợi nhuận (P/E ratio), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity ratio) để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty.
- Bước 3: Nhà đầu tư cần nghiên cứu cách công ty tạo ra doanh thu và lợi nhuận, cũng như chiến lược phát triển của công ty để xác định khả năng tăng trưởng bền vững.
- Bước 4: Nhà đầu tư nên so sánh các chỉ số tài chính và thông tin của công ty với các công ty khác trong cùng ngành để chọn ra những cổ phiếu có triển vọng tốt nhất.
Áp dụng phân tích cơ bản để đánh giá rủi ro đầu tư
- Bước 1: Nhà đầu tư cần xem xét tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và khả năng thanh toán nợ để đánh giá mức độ rủi ro tài chính mà công ty đang phải đối mặt.
- Bước 2: Bạn nên phân tích các yếu tố thị trường và mức độ cạnh tranh trong ngành để hiểu những thách thức mà công ty có thể gặp phải.
- Bước 3: Nhà đầu tư cần đánh giá các yếu tố như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và chính sách tiền tệ để dự đoán ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Bước 4: Theo dõi các thay đổi trong chính trị và chính sách pháp lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, như chính sách thuế và quy định môi trường.
Sử dụng phân tích cơ bản để xác định thời điểm mua và bán cổ phiếu
- Bước 1: Nhà đầu tư nên sử dụng các phương pháp như phân tích chiết khấu dòng tiền (DCF) để xác định giá trị thực của cổ phiếu.
- Bước 2: Nếu giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn giá trị nội tại, đây có thể là cơ hội mua vào. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị nội tại, nhà đầu tư nên xem xét việc bán ra.
- Bước 3: Nhà đầu tư cần cập nhật các báo cáo tài chính định kỳ và theo dõi các tin tức về công ty để điều chỉnh quyết định đầu tư dựa trên thông tin mới nhất.
- Bước 4: Nhà đầu tư nên dựa vào phân tích giá trị nội tại và các yếu tố hiện tại để đưa ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu một cách hợp lý.
Có nhiều cách áp dụng phân tích cơ bản khi đầu tư thực tế
Đầu tư chứng khoán chỉ từ 10.000 đồng? Tại sao không! Với Chứng khoán CV trên MoMo, bạn có thể dễ dàng mở tài khoản miễn phí và bắt đầu hành trình đầu tư ngay hôm nay. Nhờ vào giao diện dễ sử dụng, các tính năng hỗ trợ người dùng tối ưu, chứng khoán CV giúp cho nhà đầu tư có thể tham gia mua/bán cổ phiếu một cách cực kỳ nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng.
Bắt đầu đầu tư chứng khoán dễ dàng cùng Chứng khoán CV trên MoMo ngay bây giờ!
Chứng Khoán CV trên Ứng dụng MoMo
8/ Các công cụ hỗ trợ phân tích cơ bản chứng khoán
Sử dụng phần mềm và công cụ trực tuyến
Để thực hiện phân tích cơ bản chứng khoán hiệu quả, nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phần mềm và nền tảng trực tuyến sau đây:
- Yahoo Finance: Cung cấp thông tin tài chính, báo cáo lợi nhuận và các chỉ số tài chính của nhiều công ty trên toàn cầu, giúp nhà đầu tư theo dõi biến động giá cổ phiếu và các yếu tố cơ bản.
- Bloomberg: Cung cấp dữ liệu tài chính toàn diện và phân tích sâu về thị trường chứng khoán và các công ty, là công cụ quan trọng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
- Morningstar: Đánh giá và phân tích cổ phiếu, quỹ đầu tư và các sản phẩm tài chính khác, cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất và triển vọng của các tài sản đầu tư.
- TradingView: Cung cấp công cụ phân tích kỹ thuật và cơ bản, bao gồm đồ thị và các chỉ số tài chính, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên phân tích trực quan.
- Finviz: Cung cấp bản đồ thị trường và các công cụ phân tích cổ phiếu theo các chỉ số cơ bản, hỗ trợ trong việc sàng lọc và chọn lọc cổ phiếu.
- Stock Screeners: Giúp người dùng tìm kiếm và sàng lọc cổ phiếu dựa trên các tiêu chí tài chính cơ bản, tiện lợi cho việc lựa chọn các cơ hội đầu tư.
- FiinPro: Nền tảng phân tích tài chính chuyên biệt cho thị trường chứng khoán Việt Nam, cung cấp dữ liệu báo cáo tài chính và phân tích cổ phiếu.
- BSC (Bảo Việt Securities): Cung cấp nền tảng phân tích và giao dịch chứng khoán với các báo cáo tài chính và phân tích thị trường tại Việt Nam, giúp nhà đầu tư tiếp cận thông tin quan trọng.
Có nhiều công cụ hỗ trợ nhà đầu tư phân tích chứng khoán cơ bản
Các nguồn thông tin tin cậy để thực hiện phân tích cơ bản chứng khoán
Để thực hiện phân tích cơ bản chứng khoán chính xác, nhà đầu tư có thể tham khảo vào các nguồn thông tin tin cậy sau:
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE - https://www.hsx.vn/): Cung cấp thông tin và báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn HOSE, giúp nhà đầu tư theo dõi hiệu suất của các cổ phiếu trên sàn.
- Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX - https://www.hnx.vn/): Cung cấp dữ liệu và báo cáo tài chính cho các công ty niêm yết trên sàn HNX, hỗ trợ trong việc phân tích các cổ phiếu niêm yết.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (https://www.sbv.gov.vn/): Cung cấp thông tin về các chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư.
- Financial Times (https://www.ft.com/): Cung cấp tin tức và phân tích tài chính quốc tế, giúp nhà đầu tư nắm bắt thông tin về các sự kiện và xu hướng toàn cầu.
- The Wall Street Journal (https://www.wsj.com/): Cung cấp tin tức và phân tích về thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu, hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
- Reuters (https://www.reuters.com/): Cung cấp thông tin cập nhật và phân tích về thị trường chứng khoán quốc tế, giúp nhà đầu tư theo dõi các biến động và xu hướng thị trường.
- CNBC (https://www.cnbc.com/): Cung cấp tin tức và phân tích về thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc nắm bắt các thông tin quan trọng.
Phân tích cơ bản chứng khoán là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị thực của cổ phiếu dựa trên dữ liệu tài chính và thông tin doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả cao, bạn hãy luôn kết hợp phân tích cơ bản với các nguồn thông tin tin cậy và công cụ hỗ trợ, đồng thời cân nhắc các yếu tố kinh tế và ngành nghề. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả hơn.
Mọi thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:
- Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút)
- Email: [email protected]
- Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.
Chứng Khoán trên MoMo là sản phẩm của Công ty Cổ Phần Chứng khoán CV (CVS). |
- Chỉ số ROS là gì và cách ứng dụng trong đầu tư chứng khoán như thế nào?
- Các kênh đầu tư tài chính phổ biến & các lưu ý quan trọng!
- Chỉ số P/E là gì? Công thức tính toán và ý nghĩa trong đầu tư
- Hướng dẫn đầu tư trong thị trường OTC một cách hiệu quả!
- Chỉ số ROA là gì? Cách ứng dụng chỉ số ROA trong đầu tư chứng khoán
- Ý nghĩa của chỉ số ROE trong thị trường chứng khoán là gì và công thức tính như thế nào?
- Margin trong chứng khoán mang đến những cơ hội gì cho nhà đầu tư?
- Chứng khoán phái sinh và những điều bạn cần biết trước khi quyết định tham gia vào thị trưởng này!
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán và những lợi ích, rủi ro khi áp dụng như thế nào?
- Giá trần là gì? Những chiến lược đầu tư theo giá trần hiệu quả
- Tìm hiểu rõ hơn về chứng quyền có bảo đảm trong mua bán cổ phiếu
- Đầu tư lướt sóng chứng khoán: Lợi ích, rủi ro và kinh nghiệm đầu tư hiệu quả!
- Định giá cổ phiếu trong đầu tư chứng khoán: Định nghĩa và cách thực hiện!
- Cổ tức là gì? Lợi ích khi đầu tư vào cổ phiếu có chi trả cổ tức!
- 8 sai lầm khi đầu tư chứng khoán & cách khắc phục