1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư mua bán quyền mua hoặc bán một tài sản cơ sở với giá và thời gian đã thỏa thuận trước. Đây là một hợp đồng giữa hai bên, trong đó một bên có quyền mua hoặc bán và bên còn lại có nghĩa vụ bán hoặc mua tài sản đó.

Tài sản cơ sở rất rộng lớn, bao gồm cả chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số...) và hàng hóa (vàng, bạc, kim loại quý, dầu thô, nông sản...). Giá của phái sinh được xác định dựa trên biến động của tài sản cơ bản, thường được sử dụng để tiếp cận một số thị trường và được giao dịch để phòng ngừa rủi ro.

Giới thiệu khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh

Giới thiệu khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh

Sự khác biệt giữa thị trường phái sinh và thị trường chứng khoán

Điểm khác biệt

Thị trường chứng khoán

Thị trường phái sinh

Định nghĩa

Nơi có các cổ phiếu hoặc chứng khoán vốn chủ sở hữu của các công ty được giao dịch công khai được mua và bán

Thị trường tài chính có các công cụ tài chính như quyền chọn, hợp đồng tương lai, hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn được giao dịch

Công cụ giao dịch chính

Cổ phiếu (chứng khoán vốn chủ sở hữu)

Quyền chọn, hợp đồng tương lai, hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn

Đại diện cho

Quyền sở hữu trong một công ty

Hợp đồng có giá trị phụ thuộc vào tài sản cơ bản hoặc chứng khoán

Giá trị dựa trên

Hiệu suất và triển vọng của công ty phát hành

Biến động giá của tài sản cơ bản (cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ,...)

Mục đích sử dụng

Đầu tư dài hạn, xây dựng danh mục

Quản lý rủi ro, đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá

Loại tài sản cơ bản

Chủ yếu là cổ phiếu

Đa dạng: Cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, chỉ số,...

Hình thức giao dịch

Chủ yếu giao dịch trên sàn

Có thể giao dịch trên sàn hoặc ngoài sàn

Tính chất hợp đồng

Hợp đồng tiêu chuẩn được giao dịch trên các sàn giao dịch có tổ chức

Các hợp đồng tùy chỉnh được đàm phán và giao dịch trực tiếp giữa hai bên

2. Các loại chứng khoán phái sinh phổ biến

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract)

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên, trong đó một bên cam kết mua và bên kia cam kết bán một tài sản cụ thể (như hàng hóa, ngoại tệ, chứng khoán...) tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá đã thỏa thuận trước. Nói cách khác, đây là một hợp đồng mua bán trước với điều kiện và giá cả đã được ấn định từ đầu.

Đặc điểm chính:

  • Tính tùy biến cao: Khác với các hợp đồng tiêu chuẩn, hợp đồng kỳ hạn được thiết kế riêng cho từng giao dịch. Các yếu tố như loại tài sản, số lượng, thời gian giao hàng và giá cả đều có thể được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với nhu cầu của cả hai bên.
  • Giao dịch trực tiếp (OTC): Hợp đồng kỳ hạn thường được giao dịch trực tiếp giữa các bên tham gia, không qua sàn giao dịch tập trung, mang lại sự linh hoạt nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
  • Không có cơ chế thanh toán hàng ngày: Hợp đồng kỳ hạn thường chỉ thanh toán một lần duy nhất vào ngày đáo hạn.

Ví dụ: Giả sử một nhà máy sản xuất bánh mì muốn đảm bảo nguồn cung cấp bột mì ổn định trong 6 tháng tới với giá cả hợp lý. Họ có thể ký một hợp đồng kỳ hạn với một nhà cung cấp bột mì, theo đó nhà máy sẽ mua một lượng bột mì nhất định với giá cố định vào ngày 6 tháng sau. Nhờ đó, nhà máy đã loại bỏ được rủi ro tăng giá bột mì trong tương lai và có thể lên kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn.

Hợp đồng quyền chọn (Options Contract)

Hợp đồng tùy chọn (Options) là một loại hợp đồng tài chính đặc biệt, cho phép người mua có quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán một tài sản cơ sở (như: cổ phiếu, hàng hóa,...) vào một thời điểm nhất định trong tương lai với một giá cả đã định trước.

 Hiện nay, có hai loại hợp đồng quyền chọn:

  • Quyền chọn mua (Call Option): Cho phép người mua có quyền mua một tài sản với giá đã định trước. Nếu giá thị trường của tài sản tăng lên trên giá thực hiện, người mua có thể thực hiện quyền chọn để mua tài sản với giá thấp hơn thị trường, từ đó thu lợi nhuận. Ví dụ: Giả sử nhà đầu tư mua quyền chọn bán với giá thực hiện là 50 USD, khi giá cổ phiếu giảm xuống còn 40 USD, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu với giá 50 USD, từ đó bù đắp một phần tổn thất.
  • Quyền chọn bán (Put Option): Cho phép người mua có quyền bán một tài sản với giá đã định trước. Nếu giá thị trường của tài sản giảm xuống dưới giá thực hiện, người mua có thể thực hiện quyền chọn để bán tài sản với giá cao hơn thị trường, hạn chế tổn thất. Ví dụ: Giả sử nhà đầu tư mua quyền chọn mua với giá thực hiện là 50 USD, khi giá cổ phiếu tăng lên 60 USD, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với giá 50 USD và bán ngay lập tức với giá thị trường, thu được lợi nhuận.

Hợp đồng quyền chọn (Options)

Hợp đồng quyền chọn (Options)

Hợp đồng tương lai (Futures Contract)

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý giữa hai bên, được thực hiện tại thị trường giao dịch tập trung. Trong đó, một bên cam kết mua và bên kia cam kết bán một tài sản cụ thể (có thể là hàng hóa như vàng, dầu hoặc chứng khoán) với một mức giá cố định được thỏa thuận từ trước và giao dịch sẽ diễn ra vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Đặc điểm chính:

  • Tiêu chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai được thiết kế với các tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng và hình thức thanh toán để tạo điều kiện giao dịch trên sàn giao dịch.
  • Giao dịch trên sàn: Hợp đồng tương lai được mua bán tại các sàn giao dịch trên thị trường tập trung, tạo tính thanh khoản cao và minh bạch cho thị trường.
  • Đòn bẩy: Nhà đầu tư chỉ cần đặt một khoản tiền ký quỹ ban đầu nhỏ hơn nhiều so với giá trị hợp đồng, giúp gia tăng lợi nhuận nhưng cũng gia tăng rủi ro.
  • Ngày đáo hạn: Mỗi hợp đồng tương lai có một ngày đáo hạn cụ thể, tại đó hai bên phải thực hiện nghĩa vụ mua bán tài sản cơ sở hoặc chốt lời/lỗ bằng tiền.

Ví dụ: Nếu hiện tại là tháng 1 và hợp đồng tháng 4 đang ở mức 55 USD, một nhà giao dịch tin giá dầu sẽ tăng có thể mua hợp đồng này. Hợp đồng kiểm soát 1.000 thùng dầu, nhưng thay vì trả 55.000 USD (55 USD x 1.000 thùng), họ chỉ cần nộp tiền ký quỹ ban đầu, thường vài nghìn USD cho mỗi hợp đồng.

Hợp đồng tương lai (Futures)

Hợp đồng tương lai (Futures)

Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract) 

Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract) là một loại hợp đồng tài chính mà hai bên tham gia thỏa thuận trao đổi cho nhau những dòng tiền hoặc nghĩa vụ phát sinh từ các tài sản tài chính khác nhau. Nói một cách đơn giản, hai bên sẽ đổi các khoản thanh toán của mình theo một thỏa thuận nhất định.

Hầu hết các hợp đồng hoán đổi liên quan đến việc trao đổi các khoản lãi, dựa trên một số tiền gốc thống nhất từ trước. Số tiền gốc này thường được liên kết với các khoản vay hoặc trái phiếu, nhưng cũng có thể là bất kỳ tài sản nào khác. Điểm đặc biệt là số tiền gốc này không thực sự được chuyển giao giữa hai bên, được giao dịch chủ yếu tại thị trường thị trường OTC.

Đặc điểm chính:

  • Trao đổi luồng tiền: Thay vì trao đổi trực tiếp tài sản cơ sở, hai bên tham gia sẽ trao đổi các khoản thanh toán định kỳ dựa trên biến động của tài sản đó.
  • Tài sản cơ sở đa dạng: Các hợp đồng hoán đổi có thể được xây dựng trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau, bao gồm lãi suất, tỷ giá hối đoái, chỉ số chứng khoán, hàng hóa hoặc các rủi ro tín dụng.
  • Số tiền gốc danh nghĩa: Mặc dù có trao đổi luồng tiền, số tiền gốc danh nghĩa của hợp đồng thường không thay đổi, số tiền này chỉ được sử dụng để tính toán các khoản thanh toán.
  • Cố định và biến động: Một bên trong hợp đồng thường nhận một luồng tiền cố định, trong khi bên kia nhận một luồng tiền biến động theo một chỉ số nào đó.

Ví dụ: Một công ty có khoản vay lãi suất biến động muốn chuyển đổi sang lãi suất cố định có thể tham gia vào một hợp đồng hoán đổi với ngân hàng. Công ty sẽ trả cho ngân hàng một khoản lãi suất cố định và nhận lại từ ngân hàng một khoản lãi suất biến động tương ứng với khoản vay của mình.

Chứng khoán phái sinh hoán đổi (Exchange-Traded Derivatives)

Chứng khoán phái sinh hoán đổi (Exchange-Traded Derivatives)

3. Lợi ích và rủi ro của chứng khoán phái sinh

Lợi ích của việc tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh

  • Quản lý rủi ro hiệu quả: Các công cụ phái sinh giúp giảm thiểu tác động của biến động giá cả lên tài sản cơ bản. Chúng chuyển rủi ro từ những người muốn giảm thiểu rủi ro sang những người sẵn sàng hoặc có khả năng chấp nhận, nhằm phân bổ rủi ro hiệu quả hơn.
  • Công cụ dự đoán giá cả: Giá của các hợp đồng phái sinh thường phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về giá của tài sản cơ sở trong tương lai. Điều này giúp các nhà đầu tư khác có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Bằng cách cho phép nhà đầu tư tiếp cận với nhiều loại tài sản khác nhau, phái sinh giúp giảm thiểu rủi ro tập trung vào một loại tài sản cụ thể. Điều này có nghĩa là khi một loại tài sản giảm giá, các tài sản khác trong danh mục có thể tăng giá, giúp cân bằng lại rủi ro và mang lại hiệu quả ổn định hơn.
  • Đòn bẩy tài chính cao: Với một khoản tiền ký quỹ tương đối nhỏ, nhà đầu tư có thể kiểm soát một vị thế lớn hơn nhiều lần, từ đó nhân lên lợi nhuận khi thị trường đi theo hướng dự đoán.

Lợi ích của việc giao dịch chứng khoán phái sinh

Lợi ích của việc giao dịch chứng khoán phái sinh

Rủi ro cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

  • Phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian đề nghiên cứu trước khi đầu tư: Thị trường phái sinh hoạt động dựa trên các công cụ tài chính phức tạp như hợp đồng tương lai, quyền chọn,... với nhiều điều khoản, điều kiện và biến số khác nhau, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên sâu để tham gia.
  • Rủi ro đòn bẩy: Đòn bẩy có thể khiến lợi nhuận được khuếch đại nhưng nhiều rủi ro, nếu thị trường đi ngược lại dự đoán, nhà đầu tư có thể bị buộc phải thanh lý vị thế và chịu tổn thất lớn hơn số tiền ký quỹ ban đầu.
  • Rủi ro đối tác giao dịch:  Khi giao dịch phái sinh OTC, nhà đầu tư sẽ ký kết hợp đồng trực tiếp với một đối tác giao dịch, thường là một ngân hàng hoặc một công ty tài chính. Nếu đối tác này gặp khó khăn tài chính hoặc vỡ nợ, nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền đã bỏ ra.
  • Rủi ro thị trường: Giá của các sản phẩm phái sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cung cầu, lãi suất, tỷ giá hối đoái, sự kiện chính trị,... Những biến động bất ngờ của các yếu tố này có thể gây ra sự biến động mạnh của giá và dẫn đến thua lỗ cho nhà đầu tư.
  • Rủi ro pháp lý: Khung pháp lý về phái sinh có thể thay đổi liên tục, và những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Ngoài ra, các tranh chấp pháp lý có thể phát sinh trong quá trình giao dịch, gây ra chi phí và mất thời gian cho nhà đầu tư.

Rủi ro cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Rủi ro cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Mặc dù đầu tư vào chứng khoán phái sinh có thể giúp tăng lợi nhuận nhanh chóng nhờ đòn bẩy, nhưng đi kèm là những rủi ro khó kiểm soát, đặc biệt trong giai đoạn thị trường biến động mạnh. Do đó, nếu bạn mới bắt đầu, hãy cân nhắc khởi đầu với thị trường chứng khoán cơ bản cùng một số vốn nhỏ, điều này cho phép bạn có thời gian cập nhật kiến thức và theo dõi thị trường tốt hơn. Chỉ từ 10.000VNĐ, bạn có thể bắt đầu trải nghiệm giao dịch chứng khoán thông qua tính năng Chứng Khoán CV trên MoMo. Tính năng này cho phép bạn tạo tài khoản miễn phí một cách nhanh chóng, với giao diện dễ sử dụng và nhiều tính năng, Cộng Đồng Đầu Tư luôn sẵn sàng hỗ trợ cho nhà đầu tư mới - một nơi hoàn hảo để bạn bắt đầu hành trình đầu tư của mình. 

Chứng Khoán CV trên MoMo

Chứng Khoán CV trên MoMo

 

4. Các chiến lược đầu tư và giao dịch chứng khoán phái sinh

Đầu tư vào phái sinh là vô cùng rủi ro, vì thế nên có một kế hoạch tài chính ổn định trước khi bước vào thị trường phái sinh, có thể tham khảo các chiến lược đầu tư hiệu quả sau:

  • Hedging (Bảo hiểm rủi ro): Chiến lược sử dụng các công cụ phái sinh để bù đắp các tổn thất tiềm năng trong một tài sản cơ sở, nhằm kiểm soát được rủi ro tài chính, đặc biệt khi thị trường có biến động mạnh. Ví dụ: Để bảo vệ trước rủi ro giá lúa mì giảm, nông dân có thể ký hợp đồng tương lai để bán lúa mì với giá cố định trong tương lai. Nếu giá lúa mì thực tế giảm, nông dân vẫn bán được với giá đã thỏa thuận, tránh thua lỗ.
  • Arbitrage (Giao dịch chênh lệch): Chiến lược này nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa công cụ phái sinh và tài sản cơ sở của nó. Ví dụ: Nếu cổ phiếu ABC đang được giao dịch với giá 100 đồng trên sàn giao dịch A nhưng lại được giao dịch với giá 102 đồng trên sàn giao dịch B, nhà giao dịch có thể mua cổ phiếu ở sàn A và bán ngay lập tức ở sàn B để kiếm lời 2 đồng/cổ phiếu.
  • Spread trading (Giao dịch chênh lệch giá): Giao dịch chênh lệch giá liên quan đến việc đồng thời mua và bán hai công cụ liên quan, chẳng hạn như quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai, để lợi nhuận từ sự khác biệt trong giá của chúng. Ví dụ:  Nhà giao dịch nhận thấy sự chênh lệch giá giữa hợp đồng tương lai vàng và quỹ ETF vàng là khá lớn. Họ quyết định mua hợp đồng tương lai vàng và đồng thời bán quỹ ETF vàng, khi chênh lệch giá thu hẹp, nhà giao dịch sẽ có lời.
  • Mua quyền mua - quyền bán: Nhà đầu tư dự đoán giá tài sản sẽ tăng, nên mua quyền mua để có quyền mua tài sản đó với giá thấp hơn thị trường khi giá tăng. Ngược lại, nếu nhà đầu tư dự đoán giá tài sản sẽ giảm, họ sẽ mua quyền bán để có quyền bán tài sản đó với giá cao hơn thị trường khi giá giảm.
  • Chiến lược Quyền mua có bảo hiểm (Covered call): Chiến lược này kết hợp việc sở hữu tài sản cơ sở và bán quyền mua trên tài sản đó. Nhà đầu tư thu được phí bảo hiểm từ việc bán quyền mua, nhưng tiềm năng lợi nhuận từ việc tăng giá của tài sản cơ sở sẽ bị giới hạn.
  • Chiến lược Quyền bán kết hợp (Married put): Được sử dụng để bảo vệ vị thế dài của một tài sản, nhà đầu tư mua quyền bán để phòng ngừa rủi ro giảm giá của tài sản. Nhà đầu tư sẽ mua một quyền chọn bán (put option) có cùng mã chứng khoán và cùng kỳ hạn với tài sản đang nắm giữ. Quyền chọn bán này cho phép nhà đầu tư có quyền bán tài sản đó ở một mức giá cố định (giá thực hiện) trong tương lai.
  • Giao dịch dài - ngắn: Với giao dịch dài, nhà đầu tư dự đoán giá tài sản sẽ tăng, nên mua hợp đồng tương lai với hy vọng bán lại với giá cao hơn trong tương lai. Ngược lại với giao dịch ngắn, nếu nhà đầu tư dự đoán giá tài sản sẽ giảm, họ sẽ bán hợp đồng tương lai mà họ chưa sở hữu, với hy vọng mua lại sau đó với giá thấp hơn.
  • Bull calendar spread: Nhà đầu tư thực hiện hành động mua vào hợp đồng tương lai có thời hạn ngắn hơn (gần đến ngày đáo hạn) và đồng thời bán ra hợp đồng tương lai có thời hạn dài hơn (cách xa ngày đáo hạn). Áp dụng khi nhà đầu tư dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng trong tương lai, nhưng tốc độ tăng sẽ chậm hơn.
  • Bear calendar spread: Ngược lại với Bull Calendar Spread, nhà đầu tư sẽ bán khống hợp đồng tương lai ngắn hạn và mua hợp đồng tương lai dài hạn. Chiến lược này được áp dụng khi nhà đầu tư dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai, nhưng tốc độ giảm sẽ chậm hơn.

Chiến lược đầu tư và giao dịch chứng khoán phái sinh

Chiến lược đầu tư và giao dịch chứng khoán phái sinh

5. Lưu ý dành cho người mới bắt đầu giao dịch chứng khoán phái sinh

Lưu ý trước khi đầu tư chứng khoán phái sinh

Những lưu ý trước khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh mà các nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Nắm vững kiến thức: Trước khi tham gia thị trường phái sinh, nhà đầu tư cần hiểu rõ về cơ chế ký quỹ và khả năng bán khống để quản lý rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu sâu về biến động thị trường và thanh khoản sẽ giúp nắm bắt cơ hội sinh lời.
  • Nghiên cứu mức ký quỹ: Mức ký quỹ ban đầu, phụ thuộc vào loại hợp đồng và giá trị giao dịch, đóng vai trò như một khoản bảo đảm. Ví dụ, khi giao dịch hợp đồng tương lai VN30, nhà đầu tư cần chuẩn bị khoảng 13% giá trị hợp đồng.
  • Khả năng bán khống: Khả năng bán khống là một lợi thế của phái sinh, cho phép nhà đầu tư kiếm lời ngay cả khi thị trường giảm. Giả sử, khi dự báo chỉ số VN30 giảm, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán khống hợp đồng tương lai VN30F1M để thu lợi.
  • Định giá phái sinh: Để đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao biến động thị trường và dự báo giá trị tài sản cơ sở. Điều này giúp đánh giá mức giá hiện tại của hợp đồng phái sinh có hợp lý và hấp dẫn hay không.

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán phái sinh cho người mới

Những nguyên tắc mà nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán phái sinh cần chú ý:

  • Biết rõ luật đầu tư: Người chơi cần hiểu rõ quy định khi tham gia chứng khoán phái sinh, bao gồm việc mở tài khoản đúng thông tin, đọc kỹ hợp đồng và tuân thủ quy định ký quỹ an toàn, đảm bảo thanh toán lãi/lỗ hàng ngày để đầu tư hiệu quả.
  • Áp dụng phương pháp hồi quy Fibonacci: Phương pháp này giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, từ đó nhà đầu tư có thể ra quyết định mua/bán tại các mức giá quan trọng. Ví dụ, mua ở các mức 61.8%, 78.6% khi sóng tăng và bán khi thị trường giảm dưới 50%.
  • Quy tắc 2% – 6%: Nhà đầu tư nên tuân theo quy tắc này để kiểm soát rủi ro, với số tiền lỗ mỗi vị thế không được vượt quá 2% tổng vốn và không quá 6% tổng mức lỗ, khi lỗ liên tiếp 3 lần, cần dừng lại để đánh giá tình hình.
  • Đầu tư ngắn hạn và chốt lãi từng phần: Do thị trường phái sinh biến động nhanh, nhà đầu tư nên ưu tiên giao dịch ngắn hạn, chốt lời từng phần ngay trong ngày, tránh mở vị thế qua đêm để giảm rủi ro.
  • Sẵn sàng cắt lỗ: Khi thua lỗ, cần cắt lỗ sớm để giảm thiệt hại, lệnh cắt lỗ tự động (stop-loss) có thể được thiết lập, thường ở mức giá thấp hơn giá mua khoảng 10%, giúp bảo toàn vốn hiệu quả.
  • Nguyên tắc bảo toàn lợi nhuận: Đảm bảo chốt lời trong ngày và không giữ vị thế qua đêm, nếu thị trường giảm mạnh, hãy chốt lãi ngay trong phiên giao dịch để bảo toàn lợi nhuận, đặc biệt khi chỉ số thị trường giảm đỏ liên tiếp.

Hướng dẫn thực tế cho người mới bắt đầu giao dịch chứng khoán phái sinh

Hướng dẫn thực tế cho người mới bắt đầu giao dịch chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường đầy biến động và phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết kỹ lưỡng và chiến lược đầu tư cẩn trọng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản về loại hình này cùng với sự am hiểu về công cụ tài chính, sẽ giúp nhà đầu tư tham gia hiệu quả và an toàn vào thị trường chứng khoán.

Mọi thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:

  • Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút)
  • Email: [email protected]
  • Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.

Chứng Khoán trên MoMo là sản phẩm của Công ty Cổ Phần Chứng khoán CV (CVS).
Thông qua MoMo, khách hàng có thể dễ dàng mở tài khoản chứng khoán tại CVS để mua/bán cổ phiếu niêm yết trên thị  trường chứng khoán Việt Nam.
Đây là sản phẩm đầu tư có rủi ro. Bạn cần đọc kỹ các thông tin và chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình. MoMo chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán cho các giao dịch chứng khoán tại CVS trên MoMo.