Giá trần là gì? Những chiến lược đầu tư theo giá trần hiệu quả
Giá trần là một khái niệm quan trọng trong thị trường chứng khoán, ảnh hưởng trực tiếp đến cách các nhà đầu tư đưa ra quyết định. Để hiểu rõ hơn về giá trần và cách các chiến lược đầu tư theo giá trần trong chứng khoán giúp tối ưu hóa hiệu quả đầu tư của bạn, hãy cùng Momo khám phá qua bài viết sau đây.
1/ Giá trần là gì?
Giá trần (ceiling price) là mức giá tối đa mà nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua hoặc bán trong phiên giao dịch hiện tại. Trên bảng điện tử, giá trần thường được đánh dấu bằng màu tím. Ngược lại với giá trần sẽ là giá sàn (floor price), đây là mức giá tối thiểu mà nhà đầu tư có thể giao dịch mua hoặc bán trong cùng phiên.
Công thức tính giá trần trên một sàn chứng khoán như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ giao động) |
Trong đó:
- Giá tham chiếu: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC thì giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần trước đó (đối với sàn HOSE và HNX) hoặc trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn (đối với sàn UPCoM).
- Biên độ giao động: Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC thì đây là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.
Theo đó, quy định biên độ giá cổ phiếu giao dịch tại ba sàn giao dịch phổ biến tại Việt Nam cụ thể như sau:
Biên độ giá |
HOSE |
HNX |
UpCOM |
Cổ phiếu trong ngày |
7% |
10% |
15% |
Cổ phiếu mới niêm yết hoặc giao dịch lại sau hơn 25 ngày |
20% |
30% |
40% |
Cổ phiếu giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu |
20% |
30% |
40% |
Ví dụ: Cổ phiếu SSI được niêm yết trên sàn HOSE có giá tham chiếu là 29.000 đồng với biên độ giao động là 7% (đối với cổ phiếu trong ngày trên HOSE)
Giá trần = 29.000 x (100% + 7%) = 29.000 x 1.07 = 31.030 đồng
Như vậy, trong phiên giao dịch đó nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch trong khoảng từ 26.970 đồng đến 31.030 đồng. Mọi lệnh giao dịch ngoài phạm vi này sẽ không được thực hiện.
Qua đó có thể thấy, với việc áp dụng giá trần trong giao dịch chứng khoán sẽ giúp:
- Hạn chế sự tăng giá đột ngột giúp ngăn ngừa các khoản lỗ lớn cho nhà đầu tư.
- Bằng cách đặt mức giá cao nhất, giá trần giảm thiểu rủi ro từ biến động giá không thể kiểm soát.
- Ngăn chặn biến động giá quá mức, duy trì sự ổn định của thị trường.
- Giúp tránh tình trạng thị trường chứng khoán bị sốc vì sự thay đổi giá quá nhanh.
- Giới hạn giá cao nhất giúp ngăn chặn các hành vi đầu cơ và tin đồn không chính xác.
- Giúp tất cả nhà đầu tư có cơ hội giao dịch ở mức giá hợp lý.
- Một thị trường có quy định rõ ràng và ổn định về giá trần giúp thu hút thêm vốn và duy trì sự phát triển bền vững.
Cột giá trần trong bảng thị trường chứng khoán
2/ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trần
Yếu tố kinh tế và thị trường
- Kinh tế: Giá trần cổ phiếu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình hình kinh tế toàn cầu và đặc biệt là nền kinh tế quốc gia. Giá trần thường có xu hướng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và giảm khi nền kinh tế suy yếu. Tuy nhiên, trong các giai đoạn biến động kinh tế, một số ngành có thể vẫn phát triển và mang lại lợi ích. Do đó, nhà đầu tư cần phải nhanh nhạy và tinh ý để tận dụng các cơ hội trong những tình huống này.
- Tình hình thị trường: Biến động cao trên thị trường có thể dẫn đến việc điều chỉnh biên độ giá và giá trần. Nếu thị trường chứng khoán trải qua những thay đổi mạnh mẽ, cơ quan quản lý có thể thay đổi quy định về giá trần để bảo vệ nhà đầu tư và duy trì sự ổn định. Khối lượng giao dịch lớn cũng ảnh hưởng đến giá tham chiếu, từ đó làm thay đổi giá trần.
Yếu tố chính trị và pháp luật
Khi có sự thay đổi trong chính sách, quy định của nhà nước nhiều nhà đầu tư thường thiếu tự tin và quyết định giảm đầu tư, dẫn đến việc giá trần cổ phiếu có xu hướng giảm. Ngược lại, Khi một môi trường chính trị ổn định và hỗ trợ sự phát triển kinh tế thường dẫn đến sự gia tăng trong giá cổ phiếu, do đó làm tăng giá trần.
Yếu tố doanh nghiệp và ngành công nghiệp
Khi một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, nó thường phân phối cổ tức cho các cổ đông. Doanh nghiệp có thể chia cổ tức nhiều hơn khi lợi nhuận cao hoặc tái đầu tư lợi nhuận để cải thiện triển vọng tương lai, từ đó giá trần cổ phiếu có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu lợi nhuận giảm hoặc thấp, doanh nghiệp có thể cắt giảm cổ tức và thiếu khả năng tái đầu tư, dẫn đến triển vọng kém và giá trần cổ phiếu có thể giảm.
Yếu tố tâm lý và tâm trạng thị trường
Tất cả các thị trường hàng hóa, bao gồm cả thị trường chứng khoán, đều chịu sự chi phối của quy luật cung cầu. Thông thường, khi nhu cầu mua một cổ phiếu tăng lên, giá trần đó có xu hướng tăng theo. Ngược lại, khi có sự bán tháo cổ phiếu ồ ạt, giá trần thường giảm mạnh, dẫn đến việc nhà đầu tư có thể thu về ít lợi nhuận hơn.
Chính vì thị trường chứng khoán rất nhạy cảm và có thể biến động mạnh mẽ chỉ từ những thông tin gây nhiễu. Nên nhà đầu tư cần phải giữ vững tâm lý để phân tích thông tin một cách chính xác và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trần trong thị trường chứng khoán
3/ Nên làm gì khi đầu tư vào cổ phiếu đạt giá trần?
Khi đầu tư vào cổ phiếu, đặc biệt là trong những phiên giao dịch có biến động lớn như khi giá cổ phiếu chạm trần, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng, để giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà bạn nên cân nhắc khi đầu tư vào cổ phiếu với giá trần, nhằm đảm bảo chiến lược đầu tư của mình đạt hiệu quả cao nhất:
Xác định mục tiêu đầu tư
Trong đầu tư chứng khoán, việc xác định mục tiêu đầu tư là bước đầu tiên để xây dựng một chiến lược hiệu quả liên quan đến giá trần. Nhà đầu tư cần phải rõ ràng về những gì họ muốn đạt được, đó có thể là gia tăng tài sản, bảo toàn vốn hoặc tìm kiếm thu nhập đều đặn.
Mục tiêu đầu tư sẽ ảnh hưởng đến cách bạn sử dụng giá trần để đưa ra các quyết định giao dịch. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng trưởng dài hạn, bạn có thể chọn các cổ phiếu có tiềm năng vượt qua mức giá trần trong tương lai. Ngược lại, nếu bạn muốn đầu tư ngắn hạn, bạn có thể tìm kiếm các cơ hội lướt sóng khi cổ phiếu tiến gần đến giá trần.
Nắm bắt thông tin và phân tích thị trường
Nắm bắt thông tin và phân tích thị trường là chìa khóa để thực hiện chiến lược đầu tư hiệu quả với giá trần. Việc theo dõi sát sao các tin tức kinh tế, chính trị và xu hướng thị trường sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được sự biến động của giá cổ phiếu.
Xác định rủi ro và quản lý vốn đầu tư
Xác định rủi ro và quản lý vốn đầu tư là một phần không thể thiếu khi đầu tư dựa trên giá trần. Mỗi quyết định đầu tư đều có rủi ro, đặc biệt là khi giao dịch cổ phiếu gần giá trần, nơi có thể xảy ra biến động mạnh. Nhà đầu tư cần phải xác định mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận, đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý vốn như cắt lỗ và chốt lời để bảo vệ lợi nhuận.
Điều này bao gồm việc không đầu tư toàn bộ vốn vào một cổ phiếu duy nhất và duy trì một danh mục đa dạng để giảm thiểu rủi ro. Quản lý vốn hiệu quả giúp bạn giữ vững vị thế trên thị trường và không bị thiệt hại lớn khi giá cổ phiếu không diễn biến như mong đợi.
Cần quản lý được rủi ro khi đầu tư theo giá trần
Lựa chọn cổ phiếu và thời điểm mua bán
Thị trường chứng khoán luôn biến động và không bao giờ "tiết lộ" thời điểm chính xác để mua cổ phiếu ở mức giá sàn hoặc bán ở mức giá trần. Do đó, việc chọn thời điểm mua cổ phiếu hợp lý là rất quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Thời điểm mua vào nên là khi cổ phiếu được định giá thấp hoặc có tiềm năng tăng giá do các thông tin tích cực. Bán ra khi cổ phiếu tiến gần đến giá trần hoặc khi bạn đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Điều quan trọng là phải thực hiện các lệnh giao dịch một cách cẩn trọng, tránh việc mua ở giá cao hoặc bán ra quá sớm, làm mất cơ hội sinh lời.
Nhà đầu tư cần lên chiến lược đầu tư hiệu quả với giá trần
Ngoài ra, nếu bạn đang mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán và muốn tìm kiếm một nền tảng đầu tư dễ tiếp cận, chứng khoán CV trên MoMo là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Với tính năng nạp và rút tiền nhanh chóng, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc tách lệnh tròn lô hay tính toán lô chẵn, lô lẻ. MoMo sẽ giúp việc mua/bán cổ phiếu của bạn trở nên linh hoạt và đơn giản hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, MoMo mở rộng cơ hội đầu tư cho tất cả mọi người, với số vốn khởi điểm chỉ từ 10.000 đồng. Đây là cơ hội lý tưởng để mọi nhà đầu tư, dù mới bắt đầu hay có kinh nghiệm, đều có thể tiếp cận và tham gia vào thị trường chứng khoán một cách dễ dàng.
Chứng Khoán CV trên MoMo
4/ Cổ phiếu đạt giá trần: Lợi ích và rủi ro khi đầu tư là gì?
Việc áp dụng đúng chiến lược giá trần có thể mang đến một số lợi ích cho nhà đầu tư như:
- Giá trần giúp ngăn ngừa việc giá cổ phiếu tăng quá cao, bảo vệ nhà đầu tư khỏi sự thao túng giá và giữ cho mức giá hợp lý hơn.
- Việc đặt giá trần có thể làm giảm áp lực tài chính và khuyến khích nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào thị trường.
- Khi giá cổ phiếu không vượt quá mức giá trần, nhà đầu tư có thể tránh được những biến động giá quá mức và nguy cơ thua lỗ lớn.
Bên cạnh những lợi ích trên, nếu áp dụng chiến lược giá trần không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
- Nếu giá trần được đặt quá thấp so với giá cân bằng của thị trường, có thể dẫn đến việc thiếu cổ phiếu vì nhu cầu tăng quá cao.
- Khi giá cổ phiếu bị giới hạn, các công ty có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn hoặc mở rộng hoạt động, dẫn đến giảm đầu tư và phát triển.
- Giá trần có thể làm giảm sự chính xác của thông tin thị trường, do nhà đầu tư không thể phản ánh đúng giá trị thực của cổ phiếu, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Trong đầu tư theo chiến lược giá trần sẽ có những lợi ích và rủi ro mà nhà đầu tư nên nắm rõ
5/ Tham khảo ví dụ thực tế về cổ phiếu tăng giá trần
Một ví dụ điển hình về cổ phiếu tăng giá trần gần đây là trường hợp của Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (mã QNP). Cổ phiếu QNP đã có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp ngay sau khi chào sàn HOSE vào tháng 1/2024, tăng gần 80% so với thời điểm niêm yết. Điều này chủ yếu được lý giải do cung cầu thị trường, mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty không có biến động đáng kể. Tuy nhiên, sự khan hiếm cổ phiếu lưu hành và các yếu tố khác như báo cáo tài chính tích cực trước thời điểm niêm yết cũng đóng vai trò quan trọng trong đà tăng giá này.
Cổ phiếu QNP liên tục tăng trần
Kết luận
Tóm lại, giá trần là một công cụ quan trọng giúp giới hạn biến động giá của cổ phiếu trong một phiên giao dịch, bảo vệ nhà đầu tư khỏi những biến động quá lớn. Hiểu rõ về giá trần và cách áp dụng chiến lược đầu tư dựa trên giá trần có thể giúp bạn tận dụng cơ hội sinh lời cũng như quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Khuyến nghị các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố thị trường và tâm lý trước khi áp dụng chiến lược này, đồng thời luôn sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư nhé.
Mọi thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:
- Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút)
- Email: [email protected]
- Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.
Chứng Khoán trên MoMo là sản phẩm của Công ty Cổ Phần Chứng khoán CV (CVS). |
- Chỉ số ROS là gì và cách ứng dụng trong đầu tư chứng khoán như thế nào?
- Các kênh đầu tư tài chính phổ biến & các lưu ý quan trọng!
- Chỉ số P/E là gì? Công thức tính toán và ý nghĩa trong đầu tư
- Hướng dẫn đầu tư trong thị trường OTC một cách hiệu quả!
- Chỉ số ROA là gì? Cách ứng dụng chỉ số ROA trong đầu tư chứng khoán
- Ý nghĩa của chỉ số ROE trong thị trường chứng khoán là gì và công thức tính như thế nào?
- Margin trong chứng khoán mang đến những cơ hội gì cho nhà đầu tư?
- Chứng khoán phái sinh và những điều bạn cần biết trước khi quyết định tham gia vào thị trưởng này!
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán và những lợi ích, rủi ro khi áp dụng như thế nào?
- Phân tích cơ bản chứng khoán là gì? Các phương pháp phổ biến!
- Tìm hiểu rõ hơn về chứng quyền có bảo đảm trong mua bán cổ phiếu
- Đầu tư lướt sóng chứng khoán: Lợi ích, rủi ro và kinh nghiệm đầu tư hiệu quả!
- Định giá cổ phiếu trong đầu tư chứng khoán: Định nghĩa và cách thực hiện!
- Cổ tức là gì? Lợi ích khi đầu tư vào cổ phiếu có chi trả cổ tức!
- 8 sai lầm khi đầu tư chứng khoán & cách khắc phục