Ads Id:26 -> Nhập BAYNGAY, giảm 7% tối đa 160.000Đ

Vùng đất nơi mà mỗi dấu chân bạn đi qua đều chứa đựng bề dày văn hóa, lịch sử và những huyền thoại đáng được ghi nhớ, tôn thờ. Chính vì vậy, khi đi đúng những dịp sự kiện lễ hội, không chỉ tầm mắt được chiêu đãi bởi khung cảnh tổ chức hoành tráng, mà trí óc cũng được mở mang thêm nhiều hiểu biết về nguồn cội. Mùa xuân năm nay, hãy để MoMo là “người dẫn đường” đưa bạn đến những lễ hội văn hóa cực ý nghĩa trên dọc khắp dải đất chữ S nha!

1. Hội chùa Hương - Mỹ Đức, Hà Nội

Chùa Hương (hay còn gọi là chùa Trong) nằm ở động Hương Tích, thuộc quần thể khu danh thắng Chùa Hương, huyện Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội tại đây diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch hằng năm, trong đó ngày khai mạc chính thức bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng. Được tổ chức trong không khí xuân ngập tràn xanh tươi của vùng đất “linh sơn phúc đại”, lễ hội chùa Hương được xem như nét tổng hòa của văn hóa tín ngưỡng Bắc Bộ, đồng thời là sự giao thoa của Nho Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo. 

Lễ hội mùa xuân Hội chùa Hương là một trong những lễ hội tín ngưỡng lớn nhất Bắc Bộ dịp đầu xuân. (Ảnh: cattour.vn)

Hội chùa Hương là một trong những lễ hội tín ngưỡng lớn nhất Bắc Bộ dịp đầu xuân. (Ảnh: cattour.vn)

Bắt nguồn từ truyền thuyết công chúa Diệu Thiện (tục gọi là Chúa Ba) tu hành đắc đạo thành Phật đi cứu thế, động Hương Tích được xem như đất thánh, là nơi nương tựa tinh thần của nhiều người dân mong cầu an bình, may mắn. Vậy nên vào mùa xuân hàng năm, không chỉ các đoàn Phật tử mà du khách thập phương cũng đến đây dâng hương cúng bái, thành tâm khấn nguyện những điềm lành cho cả năm. Không chỉ vậy, lễ hội chùa Hương còn là nơi quy tụ nhiều trò chơi, hội thi văn hóa dân gian gợi nhớ về nguồn cội như đua thuyền, hát chèo, leo núi, hát chầu văn,... Nhất định bạn phải đến đây du xuân để tận hưởng khung cảnh thần tiên và tận mắt chứng kiến những lễ hội thiêng liêng mang đậm truyền thống dân tộc nha!

2. Hội Lim - Bắc Ninh 

Diễn ra ngay tại vùng Kinh Bắc từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, trong đó ngày 13 là chính hội với hoạt động dâng cúng diễn ra long trọng. Trẩy hội vào dịp này, bạn sẽ tận mắt chiêm ngưỡng một không gian văn hóa đậm chất truyền thống, chỉn chu và thanh lịch của người dân xứ Kinh Bắc. Từ cách phục sức cầu kỳ áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng,... cùng những làn dân ca quan họ ngân nga theo vần điệu mượt mà,... tất cả đều phảng phất hơi thở truyền thống dân tộc đáng tự hào. 

Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2010. (Ảnh: Thanh Hà - TTXVN)

Trung tâm của hội Lim là chùa Lim - nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người khơi nguồn tục hát Quan họ. Bắt đầu bằng một lễ rước với đoàn người mặc lễ phục thời xưa màu sắc sặc sỡ, hội Lim sẽ diễn ra với lần lượt các nghi thức rước, tế lễ thành hoàng, dâng hương và các trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm,... và chắc không thể thiếu phần đặc sắc nhất là hát hội, đối đáp bằng những lời ca Quan họ. Và nếu đã đến Bắc Ninh, bạn nhớ kết hợp tham quan làng tranh Đông Hồ để chiêm ngưỡng làng nghề làm tranh nức tiếng Bắc Bộ này nha.

3. Lễ hội núi Bà Đen - Tây Ninh

Núi Bà Đen thuộc địa phận xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thành phố Tây Ninh, nơi gắn liền với nhiều truyền thuyết linh thiêng trong tín ngưỡng dân Việt, Hội xuân núi Bà và hội vía Bà là chuỗi hoạt động tín ngưỡng tiêu biểu nhất ở ngọn núi này. Trong đó lễ hội mùa xuân kéo dài từ mùng 4 đến 16 Âm lịch và có thể diễn ra đến hết tháng Giêng. Lúc này, các thiện nam, tín nữ từ khắp nơi, đặc biệt là khu vực Nam Bộ sẽ đổ về núi Bà Đen để hành hương, lễ bái kết hợp du lịch, thưởng ngoạn cảnh sắc núi non hùng vĩ. 

Núi Bà Đen là điểm đến cầu nguyện nổi tiếng linh thiêng của miền Nam. (Ảnh: Internet)

Núi Bà Đen nổi tiếng linh thiêng với việc cầu mong gia đạo, làm ăn. Vậy nên người dân thường đến đây để cầu điềm lành, và dâng mâm trả lễ nếu ước nguyện thành toại. Trong suốt lễ hội mùa xuân, mùng 5 tháng Giêng âm lịch là náo nhiệt hơn hết vì có đại lễ “Trình thập cúng”, dịp này người hành hương dâng lên Bà các lễ vật như hương, đèn, hoa quả, rượu, trà bánh,... để tỏ lòng thành kính. Những ngày sau đó tiếp nối là các hoạt động đọc kinh, sám hối, cúng siêu độ bá tánh và dâng hương, cầu bình an. Để đến chùa thờ Bà Đen bạn có thể chọn leo bộ hoặc đi bằng cáp treo để ngắm cảnh. Đây chắc chắn sẽ là chuyến du lịch tâm linh đáng trải nghiệm của mùa xuân này đó!

4. Lễ hội đua thuyền truyền thống - Lăng Cô, Huế 

Theo thông lệ hàng năm vào mùng 6 Tết, làng chài An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô sẽ tổ chức lễ cầu ngư và đua thuyền truyền thống. Đây là lễ hội đã gắn bó với dân làng từ lâu đời với ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an,   vụ mùa bội thu. Sau hồi trống khai cuộc, các đội thi đấu sẽ xuất phát và trải qua 3 vòng thi đấu, 6 tráo với tổng chiều dài đường đua gần 6km. 

Một cảnh đua thuyền sôi nổi tại Huế vào ngày đầu xuân. (Ảnh: Đức Tuấn - Vietnam+)

Cố Đô Huế vốn đã nổi tiếng là cái nôi bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Vậy nên việc duy trì lễ hội đua thuyền không chỉ là hoạt động khích lệ tinh thần của ngư dân bản xứ, mà còn là dịp thu hút khách du lịch đến tận hưởng không khí lễ hội và chứng kiến những màn thi đấu sôi nổi, hùng tráng của người dân làng chài. 

5. Lễ hội xuân Yên Tử 

Quần thể chùa Yên Tử, Quảng Ninh là một trong những chiếc nôi Phật Giáo thịnh nhất Việt Nam, nơi được vua Trần Nhân Tông tu hành và lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chính nhờ cảnh đẹp non nước hữu tình, cùng sự linh thiêng truyền đời vốn có, mà Yên Tử luôn là điểm đến ưa chuộng trong hành trình hướng Phật, viếng chùa ngày xuân. 

Lễ hội xuân Yên Tử là nơi quy tụ các hoạt động truyền thống đầy sắc màu. (Ảnh: Internet)

Lễ hội xuân Yên Tử diễn ra từ ngày mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch. Đây cũng là dịp cao điểm các đoàn du khách hành hương trên khắp cả nước hội tụ về đất Phật để viếng cảnh, cúng chùa và mong cầu bình an, may mắn. Trong khuôn khổ lễ hội xuân, chương trình sẽ gồm có các hoạt động dâng hương, trì kinh cầu thái bình, cũng như các hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn múa lân, diễu hành với cổ phục và các màn ca múa đặc sắc. Đến Yên Tử ngày đầu xuân đúng nghĩa là về nguồn khi được nghe chuyện xưa tích cũ, ôn lại thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử Phật Giáo, cũng như tận hưởng không khí thiền tịnh, trong lành của miền đất đầy tín ngưỡng thiêng liêng. 

Mùa xuân này bạn đã lên kế hoạch đi đó đây cho bản thân và gia đình chưa. Nhớ cùng MoMo lưu lại những điểm đến trên để cùng trẩy hội mừng mùa rực rỡ nhất của năm nha!

Ads Id:26 -> Nhập BAYNGAY, giảm 7% tối đa 160.000Đ