Du lịch tâm linh tại Đà Nẵng – Khám phá hành trình tìm về sự an yên
Là thành phố lớn thứ 3 cả nước, Đà Nẵng cũng có không ít chùa chiền và những điểm dừng chân linh thiên. Cùng MoMo khám phá 9 địa điểm du lịch tâm linh Đà Nẵng nổi tiếng để tìm về chốn thanh tịnh bạn nhé!
Là trung tâm của các tỉnh miền Trung, Đà Nẵng được yêu thích không chỉ bởi các khu vui chơi nổi tiếng mà còn là nơi tụ hội nhiều địa điểm du lịch tâm linh mang ý nghĩa tinh thần to lớn. Du khách viếng chùa vừa để nguyện cầu bình an, vừa vãn cảnh tìm những phút giây bình yên trong tâm hồn. Mời bạn cùng MoMo lên đường với cuộc hành trình du lịch tâm linh Đà Nẵng với 9 điểm dừng chân luôn tấp nập khách chiêm bái từ khắp nơi trên cả nước:
- Khu du lịch tâm linh Ngũ Hành Sơn
- 3 ngôi chùa Linh Ứng
- Chùa Tam Bảo
- Chùa Không Tên
- Chùa Quán Thế Âm
- Chùa Bát Nhã
1. Khu du lịch tâm linh Ngũ Hành Sơn
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8km về phía Nam, Ngũ Hành Sơn là vùng đất tâm linh nổi tiếng hàng đầu mà bất kỳ du khách nào đến Đà Nẵng cũng muốn một lần ghé qua. Đúng với tên gọi của mình, Ngũ Hành Sơn là một quần thể rộng lớn với 5 ngọn núi, được đặt tên theo Ngũ hành là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Trong đó, Hỏa Sơn gồm 2 ngọn núi là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn.
(Nguồn @danangfantasticity)
Đến với Ngũ Hành Sơn, du khách thường ghé thăm Thủy Sơn – ngọn núi được đầu tư du lịch nhiều nhất và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Sự xâm thực, xói mòn của nước mưa và khí hậu qua hàng nghìn năm đã tạo nên hệ thống các hang động núi đá vôi với đủ mọi hình thù, sắc thái. Khi nắng len lỏi qua các khe đá, sẽ tạo nên các giếng trời tự nhiên và những không gian sáng tối do chính tay tạo hóa sắp đặt vô cùng ấn tượng.
(Nguồn @travelwithelena)
Ngọn Thủy Sơn cũng là nơi tọa lạc của ngôi chùa cổ nhất Đà Nẵng, mang tên là chùa Tam Thai, được xây dựng năm 1630. Đến năm 1825, chùa được vua Minh Mạng cho xây dựng lại và đúc thêm 9 pho tượng cùng 3 quả chuông lớn. Đến nay, chùa Tam Thai vẫn còn lưu giữ được quả chuông khắc tên vua Minh Mạng.
Chùa Tam Thai có địa thế lọt thỏm giữa 3 thế núi, được phủ xanh bởi những tán cây rậm rạp, mang đến cho du khách cảm giác được đi lạc vào không gian tách biệt hoàn toàn với phố thị đông đúc. Ngồi tịnh tâm giữa sân chùa mát mẻ, chiêm ngưỡng kiến trúc đặc trưng của nhà Nguyễn là những trải nghiệm đặc biệt khi bạn dừng chân tại chùa Tam Thai.
(Nguồn @luhanhvietnam)
Quãng đường từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đến Ngũ Hành Sơn rất đơn giản, đường rộng thoái nên bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy, xe bus hoặc taxi đều tiện lợi. Với thời tiết trong lành, mát mẻ và phong cảnh đẹp cả 4 mùa, bạn có thể đến Ngũ Hành Sơn bất kì thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc leo núi và khám phá các hang động, bạn nên theo dõi thời tiết chọn một ngày nắng đẹp nhé!
Thời gian tham quan ở Ngũ Hành Sơn sẽ tốn khoảng nửa ngày. Lời khuyên của MoMo là bạn nên khởi hành sớm, để được leo núi trong tiết trời mát mẻ, nắng không quá gắt.
Nếu có nhiều thời gian, sau khi khám phá Ngũ Hành Sơn, bạn có thể ghé qua làng đá mỹ nghệ Non Nước ở dưới chân núi. Những tác phẩm điêu khắc đồ sộ được hình thành dưới tay nghề tài hoa của nghệ nhân nghề đá chắc chắn sẽ khiến bạn trầm trồ đó! Tại đây cũng có bán các bức tượng đá nhỏ xinh để du khách mua làm lưu niệm. Khi mua, bạn nhớ trả giá nhé.
(Nguồn @luhanhvietnam)
Địa chỉ: 98 Huyền Trân Công Chúa, Q. Ngũ Hành Sơn
Những điểm tham quan nổi bật: chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng, động Huyền Không, động Âm Phủ, động Linh Nham, động Hoa Nghiêm, động Vân Không
Giá vé:
- Vé tham quan Thủy Sơn: 40.000 VND/ người lớn
- Vé thang máy: 15.000 VND/VND/ người/ lượt
- Vé tham quan động Âm Phủ: 20.000 VND/ người
2. Những ngôi chùa Linh Ứng nổi tiếng
Nhắc đến chùa ở Đà Nẵng thì nổi tiếng nhất chính là 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Non Nước (nằm trên ngọn Thủy Sơn, Ngũ Hành Sơn), Bãi Bụt (trên bán đảo Sơn Trà) và Bà Nà Hills. 3 địa điểm đặc biệt này tạo thành thế kiềng ba chân chống trụ về mặt phong thủy và tâm linh cho cả thành phố.
Chùa Linh Ứng Non Nước
Chùa Linh Ứng Non Nước còn gọi được là chùa Ngoài (để phân biệt với chùa Trong là chùa Tam Thai), tọa lạc trên ngọn núi Thủy Sơn. Được xây dựng từ năm thế kỷ XVII, chùa mang một vẻ đẹp tâm linh huyền bí và là một trong những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng nhất thành phố Đà Nẵng. Với tên gọi ban đầu là Ứng Chân tự, chùa được vua Thành Thái đặt tên là Linh Ứng tự vào năm 1891 và được giữ nguyên đến ngày hôm nay.
(Nguồn @doisongvadulich)
Người dân Đà Nẵng từ xưa tin rằng tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tại chùa đã giúp hạn chế thiên tai, cho người dân phố biển một cuộc sống bình yên và no ấm hơn. Điều này đã góp phần tạo nên màu sắc linh thiêng, huyền bí cho chùa Linh Ứng Non Nước, biến nơi đây trở thành chỗ dựa vững chắc về tâm linh và tinh thần cho người dân bản địa.
(Nguồn @donkeyfuntravel)
- Địa chỉ: Ngọn Thủy Sơn, khu du lịch Ngũ Hành Sơn
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt
Nằm cách trung tâm thành phố 10km, chùa Linh Ứng tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà, nổi tiếng gần xa với sự linh thiêng cầu được ước thấy. Sở hữu địa thế cực kỳ thuận lợi khi lưng tựa núi Sơn Trà, hướng mặt ra biển Đông, bên trái là Cù Lao Chàm, bên phải là ngọn Hải Vân, chùa Linh Ứng Bãi Bụt được xem là nơi tụ hội linh khí đất trời, trở thành một điểm du lịch tâm linh quan trọng của Đà Nẵng.
Người dân Đà Nẵng và du khách thường đến đây để được chiêm bái tượng Phật bà Quán Thế Âm cao nhất Việt Nam (67m). Phật đứng dựa lưng vào núi, hướng ra biển, như gửi lời bình an cho những người con xứ biển đang ở ngoài khơi xa.
(Nguồn @Tăng Trung Kiên)
Bạn có thể tham quan, vãn cảnh chùa Linh Ứng Bãi Bụt vào bất kì thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, nếu bạn tới chùa vào ngày rằm, lễ Vu Quy, Tết Trung Thu hay lễ Phật Đản sẽ có những lễ hội và hoạt động nhộn nhịp hơn.
- Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, Q. Sơn Trà
Chùa Linh Ứng Bà Nà
Nằm trong địa điểm du lịch Đà Nẵng cực kì nổi tiếng - Bà Nà Hills, tuy mới được xây dựng nhưng chùa Linh Ứng Bà Nà vẫn giữ được nét kiến trúc cổ truyền thống của Việt Nam. Ngôi chùa là nơi giao thoa giữa đất - trời, âm - dương, và là nét dung hòa hoàn hảo giữa lối thiết kế hiện đại và truyền thống của hệ phái Bắc Tông.
(Nguồn @Transocean)
Điểm nhấn của chùa Linh Ứng Bà Nà là bức tượng Phật Đức Bổn Sư Thích Ca bằng đá trắng, cao 27m và đường kính 14m ở tư thế đang ngồi thiền định trên đài sen cao 6m. Phía dưới tòa sen là 8 bức phù điêu tái hiện lại cuộc đời của Đức Phật, được điêu khắc vô cùng sống động.
Đứng tại sân chùa Linh Ứng Bà Nà, bạn có thể phóng tầm mắt ra cả một vùng núi non xanh mướt và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng như một bức tranh họa cực kỳ hữu tình.
(Nguồn @repostandoomundo)
3. Chùa Nam Sơn
Tọa lạc tại huyện Hòa Vang, chùa Nam Sơn sở hữu vẻ một vẻ đẹp uy nghiêm, tráng lệ nhưng rất đỗi thanh tịnh và yên bình. Ngôi chùa này đã không chỉ là nơi tu hành của các Phật tử, người hành hương gần xa mà đã dần trở thành điểm du lịch tâm linh ở Đà Nẵng hấp dẫn du khách thập phương tới để vãn cảnh, dâng hương vào những dịp lễ Tết.
(Nguồn @hann_pt)
Mang phong cách kiến trúc cung đình Trung Hoa, ngôi chùa được trang trí với đèn lồng đỏ xung quanh, bên dưới là hồ nước uốn lượn tĩnh lặng dưới chân cầu làm cho khung cảnh nơi đây hữu tình đến lạ thường. Chùa có diện tích rất rộng, thoáng mát và có rất nhiều công trình để thăm thú và chụp ảnh nên rất thích hợp cho những chuyến đi gia đình, giúp bạn quên đi những lo toan trong cuộc sống.
(Nguồn @thienvientour)
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Khả Trạc, xã hòa Châu, huyện Hòa Vang
4. Chùa Tam Bảo Theravāda
Cổ kính và trầm lắng giữa lòng thành phố, chùa Tam Bảo, được biết đến với tên gọi khác là chùa Nam Tông, mang ý nghĩa to lớn trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Đà Nẵng nói riêng và toàn khu vực miền Trung nói chung. Tọa lạc tại quận Hải Châu, đây là ngôi chùa có mặt đầu tiên tại Đà Nẵng – Quảng Nam và được xem là tổ đình của Phật giáo Nam tông ở các tỉnh miền Trung.
(Nguồn @dulichdanang)
Không quá đồ sộ như chùa Nam Sơn, hay nằm giữa nơi sơn thủy hữu tình như chùa Linh Ứng, chùa Tam Bảo Đà Nẵng vẫn mang một kiến trúc đặc trưng với 5 tòa tháp cao, mang 5 màu sắc đỏ, vàng, trắng, cam, xanh trên lá cờ đại diện cho Phật giáo. Đặc biệt, Phật tự đến lễ bái chùa Tam Bảo còn có cơ hội chiêm bái Xá lợi Phật linh thiêng, được đặt trong tòa tháp cao nhất của chùa. Trước sân chùa còn trồng 2 cây bồ đề được chiết từ chính cây bồ đề ở Bodh gaya (Ấn Độ) – nơi Đức Phật đã thành chánh quả.
(Nguồn @chuatambaodanang)
- Địa chỉ: 323 Phan Châu Trinh, Q. Hải Châu
5. Chùa Không Tên
Chùa Không Tên gây ấn tượng ngay từ lần đầu tiên cho các vị khách bởi cái tên của mình; tiếp đến là vị trí cũng đặc biệt không kém. Chùa tọa lạc trên một con dốc tại khu vực mỏ đá Đà Sơn.
Theo lời của người dân địa phương, xưa kia tại đây có một bức tượng Phật Quán Thế Âm sừng sững giữa đất ngời, dù có chịu tác động của thiên nhiên hay chiến tranh vẫn không hề suy suyển. Một nhà hảo tâm thấy thế đã cúng dường xây dựng nên Chùa Không Tên, với mong muốn cầu bình an, phước lành cho người dân trong vùng.
(Nguồn @lolivi.vn)
Tuy là “không tên” và không có nhiều nguồn lực đầu tư nhưng chùa vẫn rất khang trang. Nhiều khu tiểu cảnh được dựng lên như hồ nước, hòn non bộ, thác nước nhân tạo…, cùng với các loại cây kiểng, bonsai góp thêm phần bình yên và sống động cho chốn tâm linh này. Đặc biệt, chùa cũng không có các sư trụ trì hay quản lý mà mọi việc chăm nom chùa đều nhờ một nhóm Phật tử phát tâm tự nguyện.
(Nguồn @lolivi.vn)
- Địa chỉ: Mỏ đá Đà Sơn, Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu
6. Chùa Quán Thế Âm
Thêm một địa điểm du lịch tâm linh Đà Nẵng khác thuộc khu vực Ngũ Hành Sơn chính là chùa Quán Thế Âm. Chùa nổi tiếng với Phật tử địa phương và du khách với động Quan Âm dài 50m, rộng 10m. Cũng như cấu trúc các hang động trong khu vực này, động Quan Âm là một kiệt tác của thiên nhiên với vô số thạch nhũ đủ sắc màu, muôn hình vạn trạng. Nổi bật trong không gian rất huyền ảo, sáng tối đan xen là bức tượng Phật Quan Thế Âm cao 1,75m.
(Nguồn @LeHoangNam)
Hàng năm, chùa là nơi diễn ra một trong những lễ hội tâm linh quan trọng nhất của Đà Nẵng. Đó là Lễ vía Đức Phật Quan Thế Âm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch, xuất xứ từ một trong những ngày vía truyền thống của Phật giáo và được tổ chức trang trọng như một dịp đại lễ của người dân địa phương. Lễ hội Quán Thế Âm nay đã trở thành lễ hội văn hóa – tôn giáo – tâm linh nổi tiếng nhất của thành phố, thậm chí ở khu vực miền Trung và cả nước, thu hút hàng ngàn Phật tử mỗi dịp tổ chức.
(Nguồn @dulichvietnam.org)
- Địa chỉ: Ngọn Thủy Sơn, khu du lịch Ngũ Hành Sơn
7. Chùa Bát Nhã
Tuy không nổi tiếng trên bản đồ du lịch Đà Nẵng, chùa Bát Nhã lại đóng một vai trò không hề nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân thành phố. Nằm giữa khu vực quận Hải Châu sầm uất, chùa Bát Nhã mang nét đẹp cổ kính ngay giữa lòng trung tâm hiện đại của thành phố lớn thứ 3 cả nước.
(Nguồn @the_fake_kris_benson)
Hoạt động nổi tiếng nhất của chùa là các đàn cầu an được tổ chức thường xuyên nhất ở Đà Nẵng, chứ không chỉ diễn ra vào các dịp đại lễ hoặc đầu năm như thông thường. Mỗi buổi cầu an đều được chùa tổ chức long trọng, với sự tham gia của hàng nghìn Phật tử. Tiếng tụng niệm đồng thanh trong đàn lễ uy nghiêm và ánh nến lung linh mang đến không khí thiêng liêng. Nếu là một Phật tử có dịp dừng chân tại Đà Nẵng, bạn đừng bỏ qua buổi lễ đặc biệt này tại chùa Bát Nhã nhé.
(Nguồn @pagodas.org)
- Địa chỉ: 176 Triệu Nữ Vương, Q.Hải Châu
Lưu ý cho chuyến du lịch tâm linh Đà Nẵng
- Nếu bạn du lịch cùng gia đình hoặc người lớn tuổi, muốn tìm một nơi thanh tịnh để lễ Phật thì hãy chọn những địa điểm như chùa Bát Nhã, chùa Tam Bảo, chùa Nam Sơn, chùa Linh Ứng Bãi Bụt và Bà Nà Hills với đường đi dễ dàng.
- Nếu có sức khỏe, có thể đi bộ hoặc leo núi nhẹ nhàng thì đừng bỏ qua khu du lịch tâm linh Ngũ Hành Sơn với các ngôi chùa cổ nổi tiếng như Linh Ứng Non Nước, chùa Quán Thế Âm, chùa Tam Thai, chùa Không Tên.
- Chọn trang phục lịch sự, kín đáo khi đi vào chùa.
- Nếu đi Ngũ Hành Sơn, bạn nên mặc quần, mang giày thể thao thoải mái cho việc đi bộ vào leo núi. Nên mang theo dù, áo khoác để tránh nắng và đừng quên một chai nước nhỏ để tiếp năng lượng trên đường.
- Đi nhẹ, nói khẽ trong các khuôn viên, thiền viện hay lễ đường
- Đa phần các chùa đều không lấy phí tham quan nên đừng ngại cúng dưỡng để góp phần tu bổ chùa nhé.
Du lịch tâm linh luôn đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt. Với danh sách gợi ý trên đây, hy vọng bạn đã chọn được cho mình những điểm dừng chân mới khi dừng chân tại Đà Nẵng. MoMo sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình du lịch tâm linh Đà Nẵng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đặt vé máy bay, vé xe khách, tàu hỏa, khách sạn chỉ với vài thao tác đơn giản tại tính năng Du lịch – Đi lại hoặc trực tiếp trên website /du-lich-di-lai.
Đà Nẵng có gì hay? Cùng MoMo khám phá!
- Những kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng năm 2021 "không thể không biết"
- Top 18 khách sạn Đà Nẵng cho kỳ nghỉ trong mơ
- Top 13 món ngon Đà Nẵng "không ăn không về"
- Check in Đồi Chè Đông Giang Đà Nẵng
- 5 điểm check in Đà Nẵng siêu đẹp
- 4 bãi biển Đà Nẵng còn hoang sơ cho hội bạn thân chơi vui quên lối về
Trọn bộ Du Lịch Tâm Linh Việt Nam
- Du lịch tâm linh Sapa và những điểm đến linh thiêng bạn nên biết
- 6 địa điểm du lịch tâm linh ở Ninh Bình giúp bạn tìm kiếm sự bình an
- Du lịch tâm linh tại Đà Nẵng – Khám phá hành trình tìm về sự an yên
- Chiêm bái 5 địa điểm du lịch tâm linh Nha Trang
- Những điểm đến du lịch tâm linh Đà Lạt chờ bạn khám phá
- 6 điểm du lịch tâm linh Vũng Tàu và Côn Đảo linh thiêng
- Cẩm nang du lịch tâm linh tại Cần Thơ
- Top 10 ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam