- 1. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
- 2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân
- 3. Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân trong thời đại số?
- 4. Các bước xây dựng bảng kế hoạch tài chính cá nhân toàn diện
- 5. Tận dụng công nghệ khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
- 6. Những sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
Hướng dẫn cách lập kế hoạch tài chính cá nhân toàn diện trong thời đại số
Trong thời đại số, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân không chỉ là cách để kiểm soát tiền bạc mà còn là chìa khóa giúp bạn đạt được các mục tiêu dài hạn. Trong bài viết này, MoMo sẽ hướng dẫn bạn từng bước để xây dựng một kế hoạch tài chính toàn diện, dễ hiểu, có thể áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày đấy.
Bạn muốn xây dựng một tương lai tài chính như mong đợi? Lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn có tầm nhìn xa hơn về tình hình tài chính ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Trong bài viết này, MoMo sẽ hướng dẫn bạn các bước để lập kế hoạch, quản lý và sử dụng tiền bạc của mình hữu hiệu hơn.
1. Lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?
Kế hoạch tài chính cá nhân còn được hiểu là kế hoạch ngân sách cá nhân, hoặc kế hoạch chi tiêu trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân có nghĩa là bạn đang thực hiện đánh giá, theo dõi và hoạch định chi phí của bản thân trong một khoảng thời gian cụ thể. Dựa trên những dự định của bản thân trong tương lai, bạn có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm sử dụng đồng tiền thông minh.
2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân là tài sản của riêng một cá nhân, do đó bất kỳ khoản thu tài chính nào của bạn cũng đều là tài chính cá nhân. Cụ thể, tài chính cá nhân gồm 2 loại sau:
- Khoản thu nhập như lương, thưởng, hoa hồng
- Khoản tiết kiệm, đầu tư cá nhân (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản…)
Kế hoạch tài chính cá nhân gồm rất nhiều loại, thông thường sẽ được phân loại theo thời gian và tính chất của khoản tài chính:
- Kế hoạch chi tiêu hằng ngày
- Kế hoạch tiết kiệm dài hạn
- Kế hoạch đầu tư (bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu…)
- Kế hoạch trả nợ
- Kế hoạch tài chính khẩn cấp
- Kế hoạch hưu trí…
3. Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân trong thời đại số?
Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân rất cần thiết, nếu như bạn có dự định lớn liên quan đến nguồn tiền trong tương lai. 3 lý do sau sẽ thuyết phục bạn lập kế hoạch tài chính cá nhân ngay hôm nay:
- Nhiều công nghệ kiểm soát tài chính mới ra đời, đòi hỏi chúng ta phải thích nghi, học hỏi để ứng dụng vào cuộc sống. Không sử dụng tốt, không hiểu biết kỹ lưỡng sẽ gây nên nhiều khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền sau này.
- Kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm là một trong những thách thức lớn nhất. Sự tiện lợi của công nghệ có thể khiến chúng ta dễ dàng chi tiêu nhiều hơn dự tính, nhưng đồng thời, cũng có những công cụ mạnh mẽ giúp theo dõi chi tiêu. Do đó, sử dụng các ứng dụng tài chính, ngân hàng số, ví điện tử vào công cuộc quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn.
- Cuối cùng, là việc đạt được mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn chỉ khả thi khi bạn có một kế hoạch chi tiết.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp bạn chủ động hoạch định tốt nguồn tiền trong tương lai.
4. Các bước xây dựng bảng kế hoạch tài chính cá nhân toàn diện
Dưới đây là các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân cơ bản mà bạn có thể tham khảo:
4.1 Đánh giá tình hình tài chính hiện tại:
Đầu tiên, hãy xác định rõ nguồn thu nhập, các khoản chi tiêu hàng tháng và các khoản nợ hiện tại. Các ứng dụng tài chính đáng tin cậy có thể giúp bạn theo dõi dòng tiền một cách chi tiết, từ đó bạn dễ dàng hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại của mình ra sao, mình đang chi tiêu như thế nào và cần điều chỉnh khoản gì.
4.2 Xác định mục tiêu tài chính:
Lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ hiệu quả khi có mục tiêu rõ ràng. Các mục tiêu ngắn hạn có thể là tiết kiệm để đi du lịch gần, mua sắm… Trong khi mục tiêu dài hạn có thể là mua nhà, mua xe, du lịch xa hoặc thậm chí là nghỉ hưu. Công nghệ số giúp bạn theo dõi và cập nhật tiến độ để đạt được các mục tiêu này. Ví dụ, MoMo giúp người dùng xem xét về tình hình tài chính như các khoản tiết kiệm, khoản vay… để có hưởng sử dụng tài chính thông minh trong tương lai.
4.3 Xây dựng ngân sách cá nhân:
Ngân sách cá nhân là trụ cột khi bạn bắt đầu lập kế hoạch tài chính cá nhân. Hiện tại mọi người thường quản lý ngân sách theo quy tắc 50/30/2. Có nghĩa là 50% cho các nhu cầu thiết yếu (tiền nhà, tiền ăn), 30% cho chi tiêu cá nhân ( giải trí, mua sắm) và 20% (tiết kiệm, đầu tư). Bạn có thể sử dụng các ứng dụng tài chính để phân loại và được thông báo nếu như có khoản chi vượt ngoài ngân sách.
4.4. Quản lý nợ:
Nếu bạn đang có các khoản nợ như nợ thẻ tín dụng, vay mua nhà, hoặc nợ học phí… hãy lập kế hoạch trả nợ cụ thể. Tìm một ứng dụng tài chính để giúp bạn theo dõi và phân loại các khoản nợ, từ đó đưa ra kế hoạch trả nợ hợp lý mà không ảnh hưởng quá nhiều đến dòng tiền hàng tháng.
4.5. Tăng cường tiết kiệm và đầu tư:
Để lập kế hoạch tài chính cá nhân tốt trong thời đại số, bạn không cần phải là một chuyên gia tài chính mới có thể đầu tư. Các ứng dụng đầu tư trực tuyến uy tín sẽ tạo cơ hội cho người dùng tham gia vào thị trường chứng khoán hoặc các quỹ đầu tư. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo quỹ khẩn cấp để phòng ngừa các rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. (Quỹ khẩn bao gồm những chi phí ngoài kế hoạch như: hóa đơn y tế, hóa đơn sửa chữa…)
4.6. Sử dụng công nghệ để tối ưu quá trình lên kế hoạch tài chính:
Trong thời đại số, sử dụng công nghệ để tối ưu kế hoạch tài chính là cần thiết. Bạn có thể tìm hiểu những ứng dụng quản lý tài chính đáng tin cậy hỗ trợ cho quá trình lên kế hoạch nhé.
Ứng dụng nguyên tắc 50/30/20 trong việc quản lý ngân sách: 50% cho các nhu cầu thiết yếu (tiền nhà, tiền ăn), 30% cho chi tiêu cá nhân (giải trí, mua sắm) và 20% cho tiết kiệm, đầu tư.
Để giúp bạn hình dung cụ thể hơn, MoMo có một ví dụ về kế hoạch tài chính của bạn An để bạn tham khảo:
Thông tin cơ bản về bạn An
- Tuổi: 28
- Nghề nghiệp: Nhân viên bán hàng
- Thu nhập hàng tháng: 20 triệu đồng
- Mục tiêu tài chính:
- Tiết kiệm để mua nhà trả góp trong 5 năm tới.
- Tiết kiệm để đi du lịch hàng năm.
Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại
Hiện tại, thu nhập và chi phí hàng tháng của bạn An là:
- Thu nhập: 20 triệu đồng.
- Chi phí gồm: phí thuê nhà (4 triệu đồng) và phí sinh hoạt (6 triệu đồng).
- Còn lại: 10 triệu đồng.
Bước 2. Xác định mục tiêu tài chính
Bạn An đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể như sau:
- Tiết kiệm 300 triệu đồng trong 5 năm để mua nhà trả góp. Với kế hoạch này, bạn An cần tiết kiệm ít nhất 5 triệu đồng/tháng.
- Tiết kiệm cho các chuyến du lịch hàng năm: Bạn An dự định dành 1 triệu đồng/tháng cho quỹ du lịch.
Bước 3. Lập kế hoạch tài chính cá nhân theo quy tắc 50/30/20
Dựa trên thu nhập hàng tháng là 20 triệu đồng, bạn An áp dụng quy tắc 50/30/20 để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như sau:
- 50% cho chi tiêu thiết yếu: 10 triệu đồng/tháng cho tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt.
- 30% cho chi tiêu cá nhân: 6 triệu đồng/tháng cho các hoạt động giải trí, mua sắm và chi phí cá nhân.
- 20% cho tiết kiệm và đầu tư: 4 triệu đồng/tháng, phần này sẽ được phân bổ cho quỹ mua nhà.
Bước 4. Tăng cường tiết kiệm hoặc đầu tư
Để đạt được mục tiêu mua nhà sau 5 năm, bạn An sẽ tăng khoản tiết kiệm hàng tháng lên 5 triệu đồng. Nếu có thu nhập thêm từ công việc freelance, bạn An sẽ đẩy mạnh tiết kiệm để đạt mục tiêu sớm hơn.
* Để sớm đạt được mục đích mua nhà với khoản tiết kiệm 5 triệu đồng/tháng. Bạn An có 3 lựa chọn
- Hướng 1: Giảm bớt chi tiêu cá nhân 1 triệu đồng.
- Hướng 2: Tìm công việc có thu nhập từ 1 triệu đồng trở lên mỗi tháng.
- Hướng 3: Lựa chọn một kênh đầu tư sinh lời lâu dài và an toàn, đảm bảo lợi nhuận mỗi tháng từ 1 triệu đồng trở lên.
* Kết luận: Với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân này, bạn An có thể đạt được các mục tiêu tiết kiệm tiền cho việc mua nhà trả góp, đảm bảo quỹ khẩn cấp và vẫn đủ chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân mà không bị áp lực tài chính quá lớn.
5. Tận dụng công nghệ khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
Hãy tận dụng các ứng dụng tài chính phổ biến, được giới thiệu rộng rãi và uy tín để theo dõi tình hình tiết kiệm và chi tiêu. Những ứng dụng này có thể tự động ghi lại các giao dịch, phân loại chi tiêu và đưa ra những báo cáo chi tiết về tình hình tài chính của bạn.
Bạn có thể tìm hiểu cách lập kế hoạch tài chính cá nhân với trí tuệ nhân tạo (AI). AI sẽ gợi ý cho bạn những lời khuyên, cách thức hữu ích về tình hình tài chính hiện tại và cung cấp kế hoạch sử dụng tiền bạc trong tương lai.
6. Những sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân đòi hỏi sự nghiêm túc và quyết tâm. Bạn cần tránh những lỗi sau đây để kế hoạch diễn ra ưng ý:
- Không theo dõi chi tiêu sát sao: Việc không kiểm soát được chi tiêu hàng ngày dễ khiến bạn mất cân bằng tài chính.
- Thiếu mục tiêu tài chính rõ ràng: Không có mục tiêu cụ thể dẫn đến việc khó duy trì kỷ luật trong chi tiêu và tiết kiệm.
- Đầu tư mà không hiểu biết đầy đủ về rủi ro: Đầu tư mà không hiểu rõ về rủi ro có thể dẫn đến mất mát lớn về tài chính.
Kết luận:
Ngày nay, việc xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân toàn diện rất quan trọng, nếu bạn có dự định sử dụng nguồn tiền vào những kế hoạch lớn trong tương lai, hãy bắt đầu từ hôm nay. MoMo tóm tắt ngắn gọn lại giúp bạn những thông tin hữu ích sau đây nhé: Đánh giá tình hình tài chính, xác định mục tiêu cụ thể và tận dụng các công cụ tài chính số để quản lý chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Hy vọng bạn có thể lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả từ hôm nay nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được xem là lời khuyên tài chính, đầu tư, hoặc pháp lý chính thức. MoMo không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. MoMo khuyến khích bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ cố vấn tài chính hoặc chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào liên quan đến tài chính cá nhân.Tham khảo thêm các phương pháp quản lý tài chính cá nhân của MoMo
- So sánh những app quản lý tài chính cá nhân tốt nhất hiện nay
- “Điểm mặt” các khoản chi có thể cắt giảm giúp chi tiêu tiết kiệm hơn!
- Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính: Bí kíp giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn
- Bật mí bí quyết giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân tiết kiệm mà hiệu quả
- 5 Quy tắc vàng quản lý tài chính cá nhân và cách ứng dụng bạn cần biết!
- Mẹo chi tiêu tiết kiệm đơn giản mà hiệu quả cho gia đình 4 người
- Gửi tiết kiệm là gì? Những vấn đề xoay quanh gửi tiết kiệm bạn cần biết
- Lưu ý quan trọng trước khi rút tiền tiết kiệm trước thời hạn
- Cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn
- Hướng dẫn cách lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng đơn giản, dễ áp dụng