Lãi suất thẻ tín dụng là loại phí quan trọng bạn phải quan tâm khi dùng thẻ tín dụng. Vì nếu thanh toán trễ, bạn phải chịu lãi suất tín dụng cao và thêm nhiều mức phí khác nữa. Vậy lãi suất thẻ tín dụng được tính như thế nào? Xem thêm thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây!

1. Lãi suất thẻ tín dụng 

1.1 Lãi suất thẻ tín dụng là gì? 

Lãi suất thẻ tín dụng là số tiền mà bạn phải trả cho ngân hàng nếu bạn thanh toán trễ hạn toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng hay không thanh toán dư nợ tối thiểu của kỳ sao kê trước đó hoặc bạn thao tác rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Lãi suất tín dụng sẽ tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng áp dụng với loại thẻ tín dụng mà bạn sử dụng.

1.2 Những loại phí phát sinh khi dùng thẻ tín dụng 

1.2.1 Phí thường niên 

Loại phí này bạn sẽ trả hằng năm và mức thường dao động từ 200.000đ đến 500.000đ, tùy thuộc vào từng loại thẻ tín dụng và quy định của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng. 

1.2.2 Phí rút tiền mặt 

Bạn có thể rút tiền mặt lên tới 70% hạn mức tín dụng được cấp. Nhưng mục đích của thẻ tín dụng là khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, nên chỉ khi nào ở trong trường hợp thật cấp bách, bạn mới nên sử dụng phương án này. Vì nếu sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, bạn sẽ phải chịu mức phí 2 - 4% số tiền được rút, tùy vào quy định từng ngân hàng.

1.2.3 Phí phạt chậm thanh toán 

Nếu chậm thanh toán, khách hàng sẽ phải trả phí chậm khi không thanh toán toàn bộ dư nợ hoặc thanh toán ít hơn dư nợ tối thiểu. Khoản phí này thông thường ở các ngân hàng đều từ 4 - 6% số tiền bạn chậm thanh toán. Nếu số tiền nợ càng cao thì phí phạt chậm càng lớn.  

1.2.4 Phí vượt hạn mức tín dụng 

Ngân hàng cho phép bạn chi tiêu vượt hạn mức cho phép nhưng với điều kiện bạn phải chịu thêm khoản phí vượt hạn mức tín dụng. Tùy vào từng ngân hàng khác nhau mà mức phí này có thể khác nhau. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc và tham khảo mức phí này trước khi chi tiêu vượt hạn mức tín dụng cho phép. 

1.2.5 Phí phạt lãi suất trả chậm 

Hiện nay, có nhiều ngân hàng cũng đang áp dụng lãi suất tín dụng quá hạn bằng với lãi suất chậm trả để giúp thúc đẩy khách hàng nhanh chóng giải quyết tình trạng quá tải tài chính. Tuy nhiên, mức lãi suất trả chậm sẽ thay đổi tùy theo chính sách từng thời điểm của ngân hàng quy định.

2. Cách tính lãi thẻ tín dụng 

2.1 Cách tính lãi thẻ tín dụng khi thao tác rút tiền mặt 

Tiền lãi = Số tiền rút x Lãi suất/365 x Số ngày rút 

Thẻ tín dụng thực chất là một hình thức cho vay của ngân hàng khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu, mua sắm bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, còn tính năng rút tiền mặt chỉ là bổ trợ. Khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu lãi suất tín dụng và mức phí tính từ thời điểm giao dịch hoàn thành cho đến ngày thanh toán đủ dư nợ tín dụng. Chính vì thế, bạn chỉ nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trong trường hợp thực sự cần thiết. 

Ví dụ thực tế: Bạn sử dụng thẻ tín dụng có chu kỳ thanh toán từ ngày 1/4 đến 30/4, ngày đến hạn thanh toán là 15/5. Trong tháng 4, bạn thực hiện các giao dịch như sau:

  • Ngày 10/4 bạn rút tiền mặt 5.000.000đ.
  • Ngày 20/4 bạn rút tiếp 4.000.000đ. Lúc này, tổng nợ tín dụng là 9.000.000đ.

Vậy tiền lãi và phí rút sẽ được tính như sau:

  • Tiền lãi (từ 10/4 đến 15/5) là: 5.000.000 x 0,3/365 x 35 = 143.835đ
  • Tiền lãi (từ 20/4 đến 15/5) là: 4.000.000 x 0,3/365 x 25 = 82.191đ
  • Phí rút tiền mặt 2 lần là: 9.000.000 x 0,04 = 360.000đ

Chú thích: 

  • 0,04 tương ứng với 4% - là phí rút tiền mặt tính trên tổng số tiền rút. 
  • 0,3 tương ứng với 30% - là lãi suất rút tiền mặt/năm.  

Phí rút tiền mặt sẽ được trừ trực tiếp vào hạn mức tín dụng như một khoản thanh toán hóa đơn tại thời điểm rút tiền. Như vậy, tổng số tiền còn lại mà bạn phải thanh toán cho ngân hàng khi đến ngày 15/5 (hạn thanh toán) sẽ là:

9.000.000 + 143.835 + 82.191 = 9.226.026đ. 

Do lãi suất cao nên ngân hàng cũng cảnh báo khách hàng không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng trừ trường hợp thật sự cần thiết. Đồng thời khi rút tiền, bạn cũng cần phải dự trù nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán dư nợ tránh dẫn đến nợ xấu.

2.2 Cách tính lãi thẻ tín dụng khi chi tiêu mua sắm hàng hóa, thanh toán dịch vụ 

Tiền lãi = Dư nợ x Lãi suất/365 x Số ngày vay

Trong thời gian miễn lãi 45 - 55 ngày (tùy từng ngân hàng), bạn có thể chọn thanh toán dư nợ tối thiểu trong kỳ sao kê vừa qua nếu không đủ khả năng hoàn trả hết số dư nợ trong 1 lần. Việc thanh toán dư nợ tối thiểu đúng hạn sẽ giúp bạn không bị tính phí phạt trả chậm. Tuy nhiên, khoản nợ còn lại vẫn sẽ bị tính lãi suất lên tới 20 - 40%/năm và sẽ được cộng dồn vào kỳ thanh toán kế tiếp.

Thông thường, số dư nợ tối thiểu sẽ bằng khoảng 5% tổng số tiền mà khách hàng đã chi tiêu (tổng dư nợ thẻ tín dụng) trong kỳ sao kê vừa qua.

Ví dụ thực tế: Bạn sử dụng thẻ tín dụng có chu kỳ từ ngày 1/4 đến 30/4, ngày đến hạn thanh toán là 15/5, lãi suất là 20%/ năm, mức thanh toán tối thiểu là 5%. Trong tháng 4, bạn thực hiện các giao dịch như sau:

  • Ngày 10/4 bạn thanh toán hóa đơn 5.000.000đ. Vậy "dư nợ 1" là 5.000.000đ (tương ứng với tiền lãi 1).
  • Ngày 20/4 bạn chi tiêu mua sắm 4.000.000đ. Vậy "dư nợ 2" là 9.000.000đ (tương ứng với tiền lãi 2).
  • Ngày 15/5 bạn thanh toán tối thiểu 5% tổng dư nợ là 450.000đ , tức số tiền bạn  còn nợ ngân hàng là 8.550.000đ. Vậy "dư nợ 3" là 8.550.000đ  (tương ứng với tiền lãi 3).

Suy ra, số tiền lãi khi khách hàng thanh toán vào 15/6 (chưa kể dư nợ chi tiêu vào chu kỳ mới) là:

- Tiền lãi 1 (từ 10/4 đến 19/4) là: 5.000.000 x 20%/365 x 10 = 27.397đ.

- Tiền lãi 2 (từ 20/4 đến 14/5) là: 9.000.000 x 20%/365 x 24 = 118.356đ.

- Tiền lãi 3 (từ 16/5 đến 15/6) là: 8.550.000 x 20%/365 x 30 = 140.548đ.

Như vậy, chưa kể dư nợ của chu kỳ mới, tổng số tiền mà khách hàng cần thanh toán (dư nợ còn lại của kỳ trước + tiền lãi) vào ngày 15/6 là: 8.550.000 + 27.397 + 118.356 + 140.548 = 8.836.301đ. 

3. Những điều bạn cần lưu ý để tránh phải chịu lãi suất thẻ tín dụng 

3.1 Thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn 

Thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn chính là cách tốt nhất giúp bạn không bị tính lãi suất thẻ tín dụng. Khi nhận sao kê, bạn cần chú ý đến thời gian thanh toán mà ngân hàng đã đề cập đến. Đồng thời, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra tin nhắn nhắc nhở và email thông báo từ ngân hàng để tránh bị quên thời hạn thanh toán dư nợ.

Hiện nay, bạn đã có thể dễ dàng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trực tuyến bằng dịch vụ “Thanh toán thẻ tín dụng” và bật tính năng “Tự động nhắc nhở thanh toán khi đến kỳ sao kê thẻ tín dụng” trên Ứng dụng MoMo nếu bạn đang sử dụng ứng dụng này. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ nỗi lo thanh toán lãi suất cao do quên hoặc quá hạn thanh toán. Khi thanh toán thẻ tín dụng qua Ứng dụng MoMo, bạn sẽ hưởng được những quyền lợi sau: 

  • Nhanh chóng và tiện lợi: Hoàn thành thanh toán dư nợ chỉ trong 3 bước và ghi nhận giao dịch thành công 24/7. 
  • Kiểm tra đầy đủ Dư nợ hiện tại, Dư nợ cuối kỳ sao kê và Thanh toán tối thiểu mà không cần mở sao kê. 
  • Tính năng Tự động nhắc nhở thanh toán khi đến kỳ sao kê thẻ tín dụng.
  • Nhiều ưu đãi hoàn tiền, giảm giá cho khách hàng thường xuyên thanh toán sao kê thẻ tín dụng trên MoMo.

3.2 Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt 

Bạn nên hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Vì rút tiền mặt chỉ là một tính năng phụ của thẻ tín dụng. Nếu rút càng nhiều, phí rút tiền cộng dồn sẽ càng cao và lãi suất thẻ tín dụng phải trả càng lớn. Rủi ro trong trường hợp này là sẽ đưa bạn vào tình huống mất khả năng chi trả và dẫn đến nợ xấu. 

3.3 Ưu tiên chọn dòng thẻ có mức lãi suất thấp khi thanh toán quá hạn 

Mỗi ngân hàng đều có những quy định về lãi suất thẻ tín dụng riêng. Khi quyết định đăng ký mở thẻ tín dụng, bạn nên tham khảo nhiều ngân hàng và những dòng thẻ có lãi suất thanh toán trễ thấp nhất. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề lãi suất cao và rủi ro tài chính khi gặp sự cố thanh toán trễ hạn.

3.4 Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng sớm 

Nếu lỡ rơi vào trường hợp bạn không có khả năng thanh toán đầy đủ dư nợ tín dụng. Lúc này, bạn có thể chia nhỏ số tiền nộp theo các đợt và cố gắng sắp xếp tài chính của mình để trả phần còn lại sớm nhất nhằm giảm thiểu số tiền lãi phải trả. Nhiều ngân hàng sẽ tính lãi suất thẻ tín dụng dựa trên số dư nợ giảm dần. Bạn cần thanh toán tối thiểu 5% tổng dư nợ tín dụng để tránh trường hợp bị ngân hàng báo cáo lên hệ thống CIC là trễ hạn thanh toán. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các giao dịch của bạn sau này.

3.5 Chi tiêu trong hạn mức có thể chi trả được 

Trước khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng để mua một món đồ nào đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ càng rằng trong kỳ sao kê tới, bạn có đảm bảo được việc thanh toán được hay không. Từ đó, bạn nên có kế hoạch chi tiêu phù hợp. Trong trường hợp bạn vẫn chưa thanh toán đủ dư nợ tín dụng của tháng trước thì bạn nên hạn chế mua sắm, chi tiêu bằng thẻ tín dụng của tháng này. Việc chi tiêu quá mức mà không có khả năng chi trả sẽ dễ dẫn đến tình trạng nợ xấu và làm gia tăng gánh nặng tài chính cho bạn hơn.

Kết

Mong rằng sau bài viết này, bạn đã biết được cách tính lãi suất thẻ tín dụng và những lưu ý khi dùng thẻ tín dụng để tránh phải chịu lãi suất cao. Lưu ý rằng, khi nhận được bảng sao kê hằng tháng, bạn nên tận dụng thời gian miễn lãi của ngân hàng để nhanh chóng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của mình, tránh phải chịu phí phạt hoặc lãi suất cao. 

Ngoài việc lên kế hoạch tài chính khoa học, chi tiêu hợp lý, bạn nên tập thói quen thanh toán trước hạn nếu có dùng thẻ để chi tiêu. Nếu bạn đang sử dụng Ứng dụng MoMo để thanh toán dư nợ nợ thẻ tín dụng thì rủi ro trễ hẹn không còn nữa. Bởi vì dịch vụ “Thanh toán thẻ tín dụng” của Ứng dụng MoMo cũng được tích hợp thêm các tính năng tiện lợi như: “Nhắc hạn đến kỳ thanh toán”, “Tự động thanh toán dư nợ tối thiểu” giúp đánh bay nỗi lo mang tên quên thanh toán thẻ tín dụng hằng tháng cho bạn.

Mọi thắc mắc về dịch vụ Thanh toán thẻ tín dụng, vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:

  • Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút). 
  • Email: hotro@momo.vn
  • Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.

Ứng dụng ​​MoMo: Ứng dụng MoMo là siêu ứng dụng trên nền tảng di động do M_Service phát triển và vận hành để cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép và các dịch vụ khác phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của M_Service được triển khai dưới thương hiệu MoMo tại Việt Nam và là một trong những ứng dụng Fintech phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thông qua Ứng dụng MoMo, M_Service cung cấp cho các Đối tác và Khách hàng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ xử lý dữ liệu và giải pháp, nền tảng công nghệ để hỗ trợ các đối tác đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh đồng thời giúp Khách hàng dễ dàng và thuận tiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ đa dạng của các đối tác của M_Service.