Tự do tài chính là gì? Làm sao để tự chủ tài chính trước năm 45 tuổi?
Tự do tài chính là gì? Tại sao bạn nên bắt đầu lập kế hoạch tự chủ tài chính cá nhân trước năm 45 tuổi? Click vào bài viết để xem chi tiết!
![Bạn có khoản vay? Ở đây có quà](https://homepage.momocdn.net/img/momo-upload-api-240415160216-638487937360053834.png)
Tự do tài chính hiểu đơn giản là bạn có thể tự do mua những thứ mình thích, tự do sử dụng đồng tiền, tự do quyết định chất lượng cuộc sống mà không bị gò bó bởi áp lực tài chính. Tuy nhiên, để có thể tự chủ tài chính trước năm 45 tuổi, đó là hành trình quyết định bởi nhiều yếu tố. Hãy cùng MoMo tìm hiểu ngay trong bài viết này!
Tự do tài chính là gì?
Tự do tài chính là trạng thái mà con người ta thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc, đủ để trang trải cuộc sống và có thể đưa ra những quyết định mà không phải đắn đo về tài chính.
Tự do về tài chính không phụ thuộc vào trí thông minh hay độ tuổi mà phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Hiểu đơn giản, nó là trạng thái "đủ" về tiền bạc và có một cuộc sống thoải mái, không hẳn là sở hữu biệt thự nghìn tỷ, nhiều xế xịn mà là sự cân đối giữa thu và chi, cả hai luôn trong một ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, quan điểm phụ nữ tự chủ tài chính, độc lập kinh tế cũng được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây.
Lý do phụ nữ nên tự chủ tài chính
Tiền bạc không mua được hạnh phúc, nhưng muốn hạnh phúc phải có tiền. Do đó nhiều phụ nữ hiện đại đã có nhận thức rất sớm về tài chính cá nhân và theo đuổi độc lập tài chính ngay từ khi còn trẻ, bởi vì:
- Sự tự chủ về kinh tế giúp phụ nữ có cuộc sống tự do, thoải mái với nhiều lợi ích lớn lao.
- Phụ nữ tự mình làm ra tiền có thể tự chi trả các chi phí về sinh hoạt, học phí, giải trí của mình và con cái, khẳng định vai trò và trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình.
- Khi không phụ thuộc tài chính vào chồng, cha mẹ hay bất cứ ai, bạn sẽ tự tin hơn và khẳng định giá trị của bản thân.
Bao nhiêu tiền thì đạt tự do tài chính?
Ngưỡng tự do tài chính của mỗi người là khác nhau, không có một con số cụ thể cho việc đạt được tự chủ về tài chính. Bởi nhu cầu của mỗi người là khác nhau, người có nhu cầu rất lớn nhưng cũng có không ít người chẳng chi tiêu gì. Bạn cần xác định được nhu cầu của bản thân để lên kế hoạch tài chính, tính toán nguồn thu, khoản tiền tiết kiệm cần có đủ để cuộc sống dư giả, thoải mái.
Để đạt được tự chủ tài chính, cần đáp ứng được các chi phí nhu cầu sau:
- Chi phí cho chi tiêu cần thiết cho các hoạt động sinh sống, ăn uống, nhà ở…
- Chi phí cho giải trí, các mối quan hệ bạn bè, người thân: Chi phí cưới hỏi, ma chay, thăm người ốm, cafe giao lưu bạn bè, sinh nhật…
- Chi phí cho dự phòng cho ốm đau, bệnh tật, trường hợp bất ngờ xảy ra.
- Chi phí cho sở thích cá nhân, phát triển bản thân.
Có một quy tắc chung được nhiều người trên thế giới áp dụng, đó là quy tắc 4%. Quy tắc này được hiểu như sau:
Số tiền cần để tự do tài chính = Chi phí chi tiêu 1 năm của bạn x 25 năm
Ví dụ: Chi phí chi tiêu 1 tháng của bạn là 10 triệu => 1 năm bạn cần 10×12 = 120 triệu => Số tiền cần để tự do tài chính = 120×25 = 3 tỷ VNĐ.
Theo đó, tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm là khoảng 4-5%/ năm. Nếu bạn 3 tỷ gửi tiết kiệm (lãi suất 7-8%/năm) và chỉ chi tiêu 4% của 3 tỷ (120 triệu/năm) mỗi năm thì bạn sẽ không cần đi làm để kiếm tiền nữa và 120 triệu để chi tiêu mỗi năm cũng sẽ không ảnh hưởng đến khoản tiền gốc 3 tỷ của bạn.
Tại sao nên lập kế hoạch tài chính các nhân trước năm 45 tuổi?
Khi bước vào độ tuổi 30, có thể bạn thấy rằng bản thân vẫn còn trẻ trung và bất khả chiến bại. Tuy nhiên, có một sự thật đáng sợ là bạn đã đi nửa đường đến thời khắc nghỉ hưu. Đã đến lúc để lại phía sau sự thiếu hiểu biết về tài chính của độ tuổi 20 và chi tiêu thông minh hơn bằng cách làm chủ những thói quen tài chính ngay từ sớm.
Do đó, cột mốc từ 30 đến 40 tuổi có thể đã hơi muộn nếu bạn bắt đầu suy nghĩ về tự do tài chính, vì ở độ tuổi này bạn sẽ vướng bận nhiều nỗi lo như sức khoẻ, tài chính gia đình, ít cơ hội tăng thu nhập nhanh chóng. Vì vậy, hãy nghiêm túc lập kế hoạch tài chính trước năm 40 tuổi để cuộc sống của bạn thoải mái và dễ dàng hơn.
Cách quản lý tài chính cá nhân để đạt tự do tài chính trước 45 tuổi?
Trả hết khoản nợ tiêu dùng, bắt đầu xây dựng quỹ tiết kiệm, tạo thu nhập thụ động thông qua đầu tư hay khởi nghiệp để trang trải cho các sinh hoạt phí hiện tại và tương lai là những dấu mốc cho đường đến tự do tài chính.
Những thách thức như nợ ngày càng tăng, các trường hợp cần tiền khẩn cấp (đám cưới, bị bệnh,…), hay chi tiêu “lố” mức cho phép sẽ cản bước ta tới mục tiêu tự do tài chính, nhưng những thói quen sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính của mình.
1. Chi tiêu khôn ngoan
Hãy cân nhắc mua sắm những thứ thật cần thiết, phục vụ cho học tập, công việc. Thay vì mua “tiêu sản”, bạn hãy mua “tài sản” bởi tiêu sản sẽ mất đi còn tài sản sẽ đẻ thêm nhiều tài sản khác, mang thêm nhiều thu nhập về cho bạn. Trong đó, đầu tư cho học tập chính là khoản đầu tư có lợi nhất, bởi kiến thức sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống như: Học cách tiêu tiền, học các phương pháp đầu tư hiệu quả từ bất động sản, chứng khoán…
2. Hãy kiếm tiền nhiều hơn mức chi tiêu
Bạn không bao giờ đạt được tự do tài chính nếu làm ra bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, hoặc phải vay mượn để mua những món đồ thỏa mãn sự yêu thích, lòng hư vinh, thậm chí chẳng dùng đến chúng một lần nào. Hãy tìm cách tăng thu nhập và cố định các khoản chi tiêu của mình ở mức tối giản nhất có thể.
3. Tiết kiệm tiền cho tương lai
Bạn cần một khoản tiền dự phòng dành cho các trường hợp khẩn cấp (bệnh tật, đột ngột bị mất việc …) và những rủi ro khác có thể phát sinh. Nên trích ra từ 45% đến 75% thu nhập để tiết kiệm cho tương lai. Bạn có thể tạo ra nhiều danh mục tiết kiệm với tỷ suất sinh lời ngắn hạn, dài hạn khác nhau tại các sản phẩm tài chính qua MoMo.
Chẳng hạn:
- Chọn Túi Thần Tài qua MoMo: Nếu bạn muốn số tiền nhàn rỗi có thể sinh lời đến 5%/năm, trả tiền lời mỗi ngày và bạn có thề sử dụng số tiền lời để chi tiêu thanh toán đa dịch vụ.
- Chọn Tiết Kiệm Online qua MoMo: Nếu bạn muốn gửi tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn từ 3-6 tháng với lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm phù hợp nếu bạn muốn đặt mục tiêu tiết kiệm cho du lịch, hưu trí, tạo quỹ dự phòng, học tập, y tế,….
4. Tăng nguồn thu nhập
Để gia tăng nguồn thu nhập thụ động, bạn nên đa dạng danh mục đầu tư của mình, hoặc tìm thêm các công việc “tay trái”. Tuy nhiên, quỹ thời gian khá hạn hẹp, nếu khối lượng công việc chắc chắn sẽ khiến bạn kiệt quệ cả về sức khỏe và tinh thần, không thể đem đến hiệu quả.
Nên lựa chọn các kênh đầu tư tài chính phù hợp với năng lực của bạn. Trước khi quyết định đầu tư thì bạn cần phân tích ưu và nhược điểm của kênh đầu tư đó, rủi ro có thể chịu được là bao nhiêu. Một số cách kiếm thêm nguồn thu nhập đang hot hiện nay đó là bán hàng online, hợp tác affiliate, viết sách, content creator,...
5. Học cách đầu tư
Không thể tìm cách nào tốt hơn và đúng đắn hơn để tăng lượng tài sản của mình thông qua đầu tư. Nếu gửi tiết kiệm là cách để giữ số tiền của bạn không bị giảm giá trị quá nhiều thì thì đầu tư sẽ làm tăng số tiền mà bạn đang có.
Hiện tại, bạn có thể tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ với nhiều lợi ích phù hợp với nhân viên văn phòng, giới trẻ, người không có nhiều thời gian tìm hiểu thị trường. Lợi nhuận từ quỹ mở không phải quá cao, nhưng sẽ an toàn và ổn định, dễ dàng tham gia. Đầu tư quỹ mở phù hợp với người mới, không có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán và khẩu vị rủi ro thấp.
Bạn có thể tham khảo kênh đầu tư Chứng Chỉ Quỹ qua MoMo - một nền tảng đầu tư an toàn và uy tín, dễ dàng chọn mua chứng chỉ quỹ ở nhiều công ty Quản lý Quỹ khác nhau, đầu tư với số vốn nhỏ chỉ từ 500.000đ, mua/bán nhanh chóng ngay khi cần.
6. Mua bảo hiểm
Khi biến cố bất chợt xảy đến, bạn buộc phải dùng khoản tiền tích lũy để giải quyết gánh nặng tài chính cũng như ổn định cuộc sống. Vì thế, tiền tiết kiệm dù nhiều cách mấy đều có thể biến mất chỉ trong thời gian ngắn. Trên thế giới, các tỷ phú đều mua bảo hiểm nhân thọ với khoản tiền rất lớn, có thể lên tới hàng triệu hoặc trăm triệu đô la. Họ hiểu rằng nếu không may gặp những tình huống bất trắc như: Nằm viện, thương tật… thì tài sản đầu tư của họ sẽ bị giảm hoặc thậm chí phá sản, mất hẳn thu nhập. Khi đó, số tiền đền bù từ bảo hiểm nhân thọ có thể giúp họ để lại cho gia đình hoặc dùng để trả các khoản nợ ngân hàng. Như vậy việc chọn mua bảo hiểm nên là một phần của kế hoạch hoạch định tài chính hiệu quả.
Số tiền bạn nên tiết kiệm ở các độ tuổi 20, 30, 40, 50, 60:
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bạn sẽ cần có một khối tài sản nhất định để đảm bảo tương lai của mình. Con số này có thể khác nhau đối với mỗi người, tùy theo mức độ tài chính và khả năng thu nhập của bạn. Song, bạn hoàn toàn có thể tham khảo qua những cột mốc dưới đây để điều chỉnh, lên kế hoạch dành dụm cho tương lai từ giờ.
20 tuổi: 0 đồng cũng được nhưng phải bắt đầu xây dựng thói quen tiết kiệm dần
Ở ngưỡng 20 tuổi, nếu bạn chưa có gì trong tay cũng đừng lo lắng, đây là chuyện thường tình. Thế nên, tài khoản tiết kiệm của bạn những năm này hoàn toàn có thể dừng lại ở mức 0 đồng miễn sao đừng là số âm. Tuổi 20 là cột mốc quan trọng khi bạn cần hoạch định rõ ràng các mục tiêu tài chính trong tương lai, xác định rõ đâu là tài sản, đâu là tiêu sản để có thói quen chi tiêu hợp lý.
30 tuổi: Đẩy mạnh chuyện kiếm tiền, siết chặt chuyện chi tiêu
Số tiền tiết kiệm mà bạn nên có ở tuổi 30 phải bằng 1/2 thu nhập hằng năm của bạn. Ví dụ, lương bạn 10 triệu/tháng, 30 tuổi bạn phải có ít nhất 60 triệu để "lận lưng". Con số này bắt buộc phải tăng dần và không được giảm nếu không có bất cứ vấn đề gì phát sinh. Đến năm 35 tuổi, số tiền tiết kiệm này ít nhất nên bằng 1 năm thu nhập thì mới có thể đảm bảo cho cuộc sống của bạn
40 tuổi: Càng ổn định càng phải tiết kiệm
Tuổi 40 ổn định cũng đồng nghĩa chuyện nếu không có bước ngoặt lớn, khối tài sản của bạn sẽ chẳng thể nào tăng nhanh như trước được. Vậy nên, đảm bảo nhất vẫn là tiết kiệm, số tiền mà bạn nên có để "lận lưng" năm 40 tuổi phải bằng ít nhất 3 năm lương của bạn.
50 tuổi: Đừng đi sai hướng
Ở tuổi 50, trước khi quyết định đầu tư sinh lời với tham vọng giàu có, hãy tự nhìn nhận khả năng tài chính của bạn, tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thứ trước khi rót tiền. Và đương nhiên, có tham vọng đến đâu, cũng phải có một quỹ dự phòng khẩn cấp, dành cho trường hợp gặp phải rủi ro tài chính và không thể phục hồi kịp. Số tiền mà bạn để dành được ở tuổi 50 nên tương đương 6 năm thu nhập của bạn.
60 tuổi: Chặng cuối để tận hưởng thành quả tiết kiệm
Dù có dự định như thế nào chăng nữa, thứ bạn cần để thực hiện những điều đó chính là tiền. Ở tuổi 60, số tiền tiết kiệm bạn nên có phải gấp 8 lần thu nhập hằng năm và năm bạn nghỉ hưu 65 - 67 tuổi, số tiền đó nên dừng ở mức 10 - 11 lần. Chỉ khi có được số tiền tiết kiệm ở khoản đó, bạn mới có thể tận hưởng cuộc sống tuổi già an nhàn, giúp đỡ và chăm lo cho con cháu khi cần.
Trên đây là khái niệm tự do tài chính và hướng dẫn chi tiết để bạn có thể bắt đầu hành trình tự chủ tài chính cá nhân một cách dễ dàng. Để tìm hiểu thêm và được tư vấn kỹ càng khi lập kế hoạch tài chính đúng hướng, bạn có thể theo dõi các nền tảng sau của Ứng dụng MoMo:
- Theo dõi MaMa Đầu Tư để cập nhật nhiều thông tin tài chính bổ ích tại đây.
- Tham gia nhóm Cộng Đồng Tài Chính MoMo tại đây.
- Tìm hiểu thêm về Sàn Đầu Tư tại đây.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:
- Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút)
- Email: [email protected]
- Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.
Ứng dụng MoMo: Ứng dụng MoMo là siêu ứng dụng trên nền tảng di động do M_Service phát triển và vận hành để cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép và các dịch vụ khác phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của M_Service được triển khai dưới thương hiệu MoMo tại Việt Nam và là một trong những ứng dụng Fintech phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thông qua Ứng dụng MoMo, M_Service cung cấp cho các Đối tác và Khách hàng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ xử lý dữ liệu và giải pháp, nền tảng công nghệ để hỗ trợ các đối tác đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh đồng thời giúp Khách hàng dễ dàng và thuận tiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ đa dạng của các đối tác của M_Service. Sàn Đầu Tư: Sàn Đầu Tư là một tính năng trên nền tảng Ứng dụng MoMo (là ứng dụng cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán) giúp Khách hàng nắm bắt xu hướng đầu tư mới nhất trên thị trường, và tìm hiểu khẩu vị đầu tư của bản thân, qua đó dễ dàng phân bổ nguồn vốn hiệu quả thông qua các sản phẩm đa dạng được cung cấp bởi các đối tác của MoMo. Qua Sàn Đầu Tư, Khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm tài chính sau đây:
Đây là sản phẩm có rủi ro tài chính. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần đọc kỹ các thông tin, hướng dẫn trước khi quyết định. M_Service là bên trung gian cung cấp giải pháp công nghệ và trung gian thanh toán. Để biết thêm về các thông tin có liên quan, vui lòng tham khảo FAQ. |
- Chỉ số ROS là gì và cách ứng dụng trong đầu tư chứng khoán như thế nào?
- Các kênh đầu tư tài chính phổ biến & các lưu ý quan trọng!
- Chỉ số P/E là gì? Công thức tính toán và ý nghĩa trong đầu tư
- Hướng dẫn đầu tư trong thị trường OTC một cách hiệu quả!
- Chỉ số ROA là gì? Cách ứng dụng chỉ số ROA trong đầu tư chứng khoán