Cùng ECUE góp Heo Vàng hỗ trợ vốn cho người nghèo phục hồi việc buôn bán nhỏ giai đoạn sau đại dịch

❤️ Cùng đóng góp hỗ trợ vốn cho các những người bán hàng rong khó khăn, các hộ gia đình nghèo khó tại Hà Nội để giúp họ ổn định bắt đầu lại công việc kinh doanh, nuôi sống bản thân và gia đình.

10/01/2022
Cùng đóng góp hỗ trợ vốn cho các những người bán hàng rong khó khăn, các hộ gia đình nghèo khó tại Hà Nội để giúp họ ổn định bắt đầu lại công việc kinh doanh, nuôi sống bản thân và gia đình.
Gánh hàng rong là nguồn thu nhập duy nhất của chị Lợi để nuôi đứa con nhỏ
Những ngày dịch, học sinh không đến trường, cô Yến cũng mất đi những vị khách nhỏ tuổi
Mùa dịch, tiền bán hàng không đủ trả tiền vốn, cuộc sống của chị Hà vô cùng khó khăn
Thông tin quyên góp
Đồng hành cùng dự án
Siêu ứng dụng số 1 Việt Nam
ECUE
Đồng hành cùng dự án
ECUE
Đối tác đồng hành
ECUE
ECUE
4.000.207quyên góp / 4.000.000

Lượt quyên góp

451.816

Đạt được

100%

Đã đạt mục tiêu

Câu chuyện

Cuộc sống mưu sinh khốn khó của những người buôn bán nhỏ do ảnh hưởng của dịch bệnh

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người làm nghề bán hàng rong, bán vé số, buôn bán nhỏ ở lề đường… phải sử dụng hết tiền vốn thậm chí vay mượn để trang trải. Chính vì vậy, khi dịch đi qua, họ không còn chi phí để tiếp tục nhập hàng hóa về bán. Nhiều người phải vay mượn người thân bạn bè, lấy chịu từ chủ hàng. Nhưng việc vay mượn sau dịch hay mua chịu không dễ dàng. Chính vì vậy, họ không thể tiếp tục công việc của mình. Hỗ trợ vốn giúp những người buôn bán nhỏ trong thời điểm này là vô cùng cấp thiết, để giúp họ có công việc để tiếp tục kiếm sống. 

Ông Văn Huy Lương, 62 tuổi, quê Thanh Hóa, đang ở trọ cùng vợ tại phường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Căn phòng chưa đến 10 mét vuông, chỉ đủ kê một cái đệm cho hai vợ chồng. Nguồn sống của gia đình phụ thuộc vào công việc bán hàng rong như tăm, bông, kẹp tóc… Ông tâm sự, giãn cách xã hội cả hai vợ chồng ông chỉ ở trong nhà, mấy tháng không đi làm được nhưng vẫn phải trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước… nên bây giờ dù dịch được kiểm soát, được phép đi bán hàng lại nhưng bản thân ông không còn vốn lấy hàng để có thể tiếp tục công việc như trước kia.  Nhớ công việc nên thi thoảng ông lại mang một số hàng còn dư lại trước dịch ra để lau dọn, chờ đến khi hết dịch và khi có vốn lại tiếp tục lấy hàng để đi bán. 

Dù chỉ là một gánh hàng nhỏ, nhưng đó lại là thứ kiếm kế sinh nhai của ông Lương

Chị Đoàn Thị Lợi bị khuyết tật nên việc đi lại nặng nề, nói năng, giao tiếp cũng gặp nhiều trở ngại. Cuộc sống của chị và đứa con nhỏ phụ thuộc vào thu nhập từ việc bán hàng rong. Ở trọ tại Phúc Tân (Hoàn Kiếm), hàng ngày, chị vẫn phải tập tễnh từng bước, đi bộ quanh khu phố cổ để bán hàng. Cuộc sống với chị vốn đã vất vả nay lại càng gian nan bởi dịch bệnh đến khiến chị phải tiêu dần tiêu mòn khoản vốn ít ỏi dùng để lấy hàng mưu sinh. Không khéo léo trong giao thiệp nên chị Lợi cũng chẳng quen ai và không biết vay tiền của ai để có vốn tiếp tục công việc bán hàng rong của mình. 

Gánh hàng rong là nguồn thu nhập duy nhất của chị Lợi để nuôi đứa con nhỏ

Cô Vũ Thị Hải Yến, 57 tuổi, là người khuyết tật vận động, bán hàng xén, quà vặt cho học sinh ở cổng trường TH Quỳnh Mai. Dịch bệnh ập đến, học sinh nghỉ học, không có ai mua hàng nên cô phải đóng cửa và không có thu nhập. Bị khuyết tật nên không đi đâu được, chỉ ở trong nhà nên việc bán hàng là nguồn sống duy nhất của cô. “Trang trải sinh hoạt để vượt qua đợt dịch nên vốn liếng cũng vơi dần. Mấy tháng nghỉ dịch, hàng hóa để lâu cũng hỏng, phải bỏ đi. Thế nên bây giờ tôi không có tiền mua hàng mới về bán để đảm bảo sức khỏe cho các cháu học sinh”, cô Yến băn khoăn chia sẻ.

Những ngày dịch, học sinh không đến trường, cô Yến cũng mất đi những vị khách nhỏ tuổi

Từ Hưng Yên, chị Phạm Thị Hà ra Hà Nội làm nghề bán hàng mã được vài năm nay. Con chị làm thuê ở cửa hàng quần áo trong phố cổ nhưng vì dịch bệnh nên mất việc. Suốt đợt dịch, bao nhiêu vốn liếng chị Hà phải bỏ ra chi tiêu vào việc ăn uống, sinh hoạt của hai mẹ con nên khi Hà Nội hết giãn cách xã hội, chị phải mua chịu của chủ hàng để lấy tạm ít hàng đi bán. Số tiền cũng lên đến vài triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, chị phải lấy hàng thô về đóng gói cả đêm, ngày lại đi bán hàng nên khiến chị vô cùng mệt mỏi. Thế nhưng dịch bệnh khiến lượng khách hàng cũng giảm sút và chị Hà không biết khi nào mới trả được số tiền vốn mà chị đã vay của chủ hàng, của người thân.

Mùa dịch, tiền bán hàng không đủ trả tiền vốn, cuộc sống của chị Hà vô cùng khó khăn

Còn rất nhiều những câu chuyện, mảnh đời khó khăn khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch bệnh. Vì không có trình độ (rất nhiều người không biết chữ) hoặc khuyết tật, hoặc lớn tuổi… nên họ lựa chọn công việc bán hàng rong hoặc buôn bán nhỏ để kiếm sống. Chưa bao giờ họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay khi mà mấy tháng trời không được đi bán hàng, số tiền vốn cũng vì thế mà vơi dần, vơi mòn. Niềm mong mỏi lớn nhất của họ lúc này là được hỗ trợ vốn để có thể tiếp tục mưu sinh. 

Chung tay góp Heo Vàng để hỗ trợ vốn cho những người nghèo phục hồi buôn bán nhỏ

Thấu hiểu được nỗi khổ của những người nghèo chịu ảnh hưởng của đại dịch bệnh, Heo Đất MoMo phối hợp cùng các tổ chức Vì một Hà Nội đáng sống, ECUE, nhà tài trợ Ford Việt Nam lên kế hoạch quyên góp để hỗ trợ vốn để học có thể phục hồi buôn bán nhỏ.

Tổng giá trị của dự án là 870,000,000 đồng. Để làm được điều này, Heo Đất MoMo đặt mục tiêu 4,000,000 Heo Vàng quyên góp từ cộng đồng. Số Heo Vàng này sẽ được các tổ chức, nhà tài trợ quy đổi thành 700,000,000 đồng tiền mặt. Bên cạnh đó, dự án kêu gọi quỹ 170,000,000 đồng từ cộng đồng thông qua Trái Tim MoMo. 

Mọi đồng Heo Vàng của các bạn đều góp phần giúp những người nghèo có một cuộc sống tốt hơn. Hãy chung tay cùng Heo Đất MoMo quyên góp đủ Heo Vàng giúp họ yên tâm buôn bán qua đại dịch này!

*Sau khi nhận đủ Heo Vàng từ cộng đồng, các tổ chức, nhà tài trợ sẽ quy đổi toàn bộ số Heo Vàng thành 700 triệu đồng để gửi tới những người nghèo phục hồi buôn bán nhỏ. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về tiến độ dự án đến quý vị trong thời gian sớm nhất.  

Về ECUE:
ECUE là một doanh nghiệp xã hội cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, tư vấn và truyền thông nhằm thúc đẩy đạo đức kinh doanh, văn hóa tiêu dùng bền vững, lối sống khỏe mạnh và các giá trị nhân văn trong xã hội. Gần đây, ECUE đã hỗ trợ người lao động di cư, người nghèo gặp khó khăn tiền, thực phẩm trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch gây ra; Hỗ trợ người buôn bán nhỏ, bán hàng rong vốn tái khởi động kinh doanh sau dịch.

Về tổ chức Vì một Hà Nội đáng sống (VMHNĐS):
Vì một Hà Nội đáng sống là một mạng lưới của những cá nhân và tổ chức đang sống và làm việc ở Hà Nội, yêu Hà Nội, và có mong muốn đóng góp để cải thiện không gian công cộng, môi trường, và văn hóa của thành phố. Mạng lưới VMHNĐS đặc biệt quan tâm đến các nhóm yếu thế như lao động di cư, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, người nghèo, và mong muốn đóng góp tạo ra một Hà Nội đáng sống cho tất cả mọi người. 

Về Nhà tài trợ: Ford Việt Nam:
Ford Việt Nam tự hào là công ty Hoa Kỳ đầu tiên đầu tư vào Việt Nam kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ford Việt Nam luôn coi những hoạt động đóng góp xã hội là một phần trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng. Doanh nghiệp đã và đang thực hiện nhiều chương trình trong các lĩnh vực an toàn giao thông; bảo vệ môi trường và gìn giữ di sản văn hoá dân tộc và nhiều chương trình từ thiện khác.

*MoMo biết rằng còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trên khắp đất nước của chúng ta cần được bảo trợ. Bạn hay các công ty hãy liên hệ với chúng tôi để cùng tài trợ, giúp đỡ tạo nên một cộng đồng Việt Nam nhân ái nhé! donation@mservice.com.vn

Chương trình đang diễn ra

Góp Heo Vàng xây mới điểm trường bản Mo thuộc Trường MN Hoa Hồng Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
Góp Heo Vàng xây mới điểm trường bản Mo thuộc Trường MN Hoa Hồng Chiềng Khương, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

Tin tức cộng đồng

7 ngôi nhà tình thương đã được trao tặng cho 7 hộ dân đặc biệt khó khăn tại Quảng Trị
7 ngôi nhà tình thương đã được trao tặng cho 7 hộ dân đặc biệt khó khăn tại Quảng Trị
650 cây xanh đã được trồng cho 2ha rừng trong chiến dịch “Phủ xanh đất trống đồi trọc”
650 cây xanh đã được trồng cho 2ha rừng trong chiến dịch “Phủ xanh đất trống đồi trọc”
3 trường học tại Quảng Trị đã được bổ sung dụng cụ phục vụ học tập và vui chơi
3 trường học tại Quảng Trị đã được bổ sung dụng cụ phục vụ học tập và vui chơi
4ha đất trống tại Quảng Trị đã được bổ sung cây xanh
4ha đất trống tại Quảng Trị đã được bổ sung cây xanh