1. Thảo luận với gia đình về chi tiết ngân sách

Không chỉ đối với cặp đôi mới cưới mà ngay cả vợ chồng lâu năm, thấu hiểu lẫn nhau chính là tiền đề cốt lõi cho hạnh phúc gia đình. Bạn cần dành nhiều thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình về khoản thu nhập, chi tiêu, dự phòng, tiết kiệm, mục tiêu, kế hoạch tương lai… rõ ràng và thống nhất. Ví dụ mua xe, tham gia khóa học, sinh con, đi du lịch nước ngoài… Có như vậy, bạn mới biết được chi tiêu nào là cần thiết và ưu tiên trong gia đình.

 

quản lý chi tiêu gia đình

Ngoài ra, việc phân rõ trách nhiệm tài chính, hạn mức thu chi cho các thành viên trong gia đình cũng vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài chính gia đình. Ví dụ, hạn mức chi tiêu trong một tháng của ông bà, con cái, hạn mức mua sắm của hai vợ chồng… để không bị lố sang các khoản tiết kiệm chung của gia đình. 

Cuối tháng, mọi người có thể dành thời gian để cùng nhau tổng kết lại thu nhập, chi tiêu và khoản dư tiết kiệm trong tháng. Như vậy việc quản lý thu chi trong gia đình sẽ trở thành cầu nối giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn.

2. Lập kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình

Có rất nhiều phương pháp để lập kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình, tùy vào mục tiêu tài chính của mỗi gia đình để chọn phương pháp thích hợp.

Bạn có thể ưu tiên các khoản chi phí thiết yếu (cố định), giảm bớt các chi tiêu khác không cần thiết trong gia đình mình và chia các khoản chi tiêu mỗi tháng theo tỷ lệ %: 

  • Khoản chi phí thiết yếu (55%)
  • Khoản tiết kiệm (10%)
  • Khoản chi phí đầu tư (10%)
  • Khoản chi phí hưởng thụ (10%)
  • Khoản chi phí cho đi (5%)
  • Khoản chi phí tự do (10%)

quản lý chi tiêu gia đình

Để đảm bảo các khoản chi tiêu hợp lý mà không ảnh hưởng đến nhu cầu thiết yếu, bạn cũng có thể lập kế hoạch:

  • 50% chi tiêu phí cố định
  • 30% chi tiêu cá nhân
  • 20% mục tiêu tài chính

Đối với đôi vợ chồng mới cưới chưa có nhiều khoản chi tiêu, bạn cũng có thể chia thu nhập của gia đình thành 2 phần bằng nhau: 50% khoản phí sinh hoạt, 50% tiết kiệm.

Kiểm tra chi phí vào cuối tháng, thảo luận với người thân trong gia đình để cân nhắc lại các khoản chi tiêu có hợp lý không, tiết kiệm còn thiếu bao nhiêu để hoàn thành mục tiêu tài chính gia đình. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục đích tài chính ban đầu đã đặt ra cho tháng kế tiếp.

3. Luôn luôn có kế hoạch dự phòng

Cuộc sống luôn tồn tại những bất ngờ vào phút chót. Đừng để những khoản chi phí phát sinh làm gia đình bạn lao đao như tiền sửa nhà, tiền mừng đám cưới, tiền mua xe, tiền về quê khi có việc gấp… Hãy luôn dành ra một khoản tiền cho kế hoạch dự phòng. Khoản tiền cho kế hoạch dự phòng chỉ chiếm khoảng 10%-20% tùy theo thu nhập của gia đình nhưng có thể giúp bạn nhanh chóng giải quyết rắc rối phát sinh.

quản lý chi tiêu gia đình

 

Để không bị tiêu xài quá lố ảnh hưởng đến kế hoạch dự phòng, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chi tiêu: tham khảo giá ở nhiều nơi, đọc đánh giá của người dùng trước, chọn thương hiệu uy tín và quan trọng nhất là phải xác định xem bản thân có thật sự cần phải chi tiêu khoản này hay không.

4. Tiết kiệm khi sử dụng ưu đãi của Ví MoMo

Mua sắm thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều vì “tích tiểu thành đại”, những món tiền tưởng chừng rất nhỏ nhưng khi tích lũy thì lại biến thành một khoản lớn. Một trong những việc quan trọng nhất của tiết kiệm là biết giá trị của đồng tiền, càng tận dụng tiền bạn sẽ xây dựng cho mình một nền tảng tài chính vững chắc.

MoMo thường xuyên có ưu đãi, khuyến mãi quanh năm trên rất nhiều dịch vụ như: Mua sắm, Du lịch - Đi lại, Giải trí… vừa giúp bạn tận hưởng cuộc sống vừa đem lại ưu đãi cho bạn về mặt tài chính. 

5. Sử dụng Ví MoMo Gia Đình để quản lý chi tiêu 

 

quản lý chi tiêu gia đình

Để có thể dễ dàng quản lý chi tiêu gia đình, bạn nên nắm rõ hoạt động chi tiêu hằng ngày của người thân từ đó lên kế hoạch tài chính cho gia đình. Tính năng Ví MoMo Gia Đình giúp bạn mở Ví MoMo & cấp hạn mức tiêu dùng cho con cái, cha mẹ, người thân từ Ví Chính của bạn mà các Ví Phụ mà không cần liên kết ngân hàng hay xác thực tài khoản. Qua đó giúp người thân tận hưởng vô vàn ưu đãi từ MoMo mỗi ngày. Đây là một xu hướng mới trên thế giới.

🌟 Mở ngay và luôn cho con cái: Giúp con cái bạn có thể trải nghiệm toàn bộ dịch vụ & trăm ngàn tiện ích của MoMo như đặt vé xem phim, thanh toán tại cửa hàng tiện lợi, dịch vụ ăn uống... theo hạn mức mà bạn đã đặt trước. Ví MoMo Gia Đình là cách nhanh nhất để cha mẹ có thể xuất hiện như một người hùng khi con gặp rắc rối về tài chính.

🌟 Mở cho cha mẹ: Giúp cha mẹ chủ động trong việc thanh toán và kiểm soát các hóa đơn điện - nước hàng tháng, thiết lập thói quen mua sắm thuận tiện dễ dàng, nạp thẻ cào điện thoại,... Ví MoMo sẽ là người bạn xuất hiện kịp thời và giải quyết tình huống khẩn cấp về tài chính cho cha mẹ bạn.

🌟 Mở luôn cho người thân và con cháu, hoặc cả bạn bè - Những người có nhu cầu sử dụng Ví MoMo nhưng chưa đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng hoặc gặp khó trong việc sử dụng thiết bị công nghệ.

Trên đây là những phương pháp mà MoMo gợi ý cho bạn để có thể quản lý chi tiêu gia đình một cách hiệu quả. Đừng quên sử dụng Ví MoMo Gia Đình để tài chính không còn là gánh nặng mà là sự sẻ chia giữa các thành viên trong gia đình nhé!