Nguyên tắc 01: Cùng nhau thảo luận về tài chính

Lúc mới yêu, các cặp đôi nghĩ mình rất yêu và hiểu rõ đối phương nhưng một trong những rào cản lớn nhất của hôn nhân chính là tài chính. Các cặp đôi có thể dễ dàng bất đồng quan điểm nếu không chia sẻ với nhau về tài chính trên tinh thần trung thực và tôn trọng nhau. Những khoản nợ trước hôn nhân, ràng buộc về gia đình của hai bên, thói quen mua sắm là những chủ đề cần thảo luận và thống nhất.

quản lý tài chính cặp đôi mới cưới

Cuộc sống gia đình sẽ vững bền nếu như cả hai vợ chồng có cùng một lập trường. Hãy nói với bạn đời của mình về việc bạn thích mạo hiểm đầu tư hay thích an toàn không rủi ro để có thể tìm được vùng tài chính thoải mái cho cả hai.

Trước khi thực hiện các giao dịch lớn, chi tiêu nhiều tiền cho vấn đề của gia đình hai bên, các cặp đôi nên nói chuyện với nhau một cách cởi mở và tự nguyện vì khi đã lấy nhau đó không còn là vấn đề của một người nữa. Một quỹ dự phòng cho những tình huống bất ngờ là cần thiết cho những vấn đề chung. Các cặp đôi cũng nên xem xét việc mua bảo hiểm cho tương lai.

Trong thời đại mới, vợ chồng nên bình đẳng, phân chia rõ ràng trách nhiệm tài chính gia đình để cùng nhau chia sẻ và gánh vác.

Nguyên tắc 02: Lập kế hoạch chi tiêu tài chính gia đình

Các cặp đôi nên lập ngân sách gia đình hàng tháng sau khi đã về cùng một nhà. Đầu tiên, cần xác định mức thu nhập định kỳ mỗi người sẽ đóng góp vào ngân sách, lập danh sách các chi phí như tiền nhà, ăn uống, giải trí, bảo hiểm… Sau đó, cùng nhau cắt bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết, lập quỹ dự phòng cho những tình huống không ngờ, có mục tiêu tài chính nhất định. 

quản lý tài chính cặp đôi mới cưới

Các mục tiêu tài chính dù ngắn hạn hay dài hạn cũng cần nhiều kế hoạch, quyết tâm và sự đồng lòng của cả hai vợ chồng ví dụ tiết kiệm cho một chiếc xe hơi hoặc một khoản đặt cọc cho ngôi nhà giúp cả hai thiết lập tầm nhìn tài chính cho cuộc sống chung.

Việc lập kế hoạch tài chính sẽ giúp vợ chồng bạn cân bằng giữa thu nhập, chi tiêu và quỹ tiết kiệm. Sử dụng bảng theo dõi chi tiêu để thảo luận cùng người bạn đời của mình vào cuối tháng. Bạn cũng có thể tham khảo bài 4 phương pháp độc đáo để bạn quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả để từ đó rút ra cách lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với gia đình mình.

Nguyên tắc 03 - Mở Ví điện tử cho gia đình “Ví MoMo Gia Đình” 

quản lý tài chính cặp đôi mới cưới

Trên thế giới, xu hướng hiện nay là sử dụng chung 1 Ví điện tử cho gia đình để có một cách quản lý tài chính mới & hiệu quả. Các cặp đôi nên thảo luận xem liệu cả hai sẽ dùng tài khoản chung hay riêng cho chi tiêu trong gia đình. Nếu chọn tài khoản riêng của vợ hoặc chồng thì người giữ tài khoản phải chú ý đến việc lập ngân sách và lên kế hoạch chi tiêu tài chính cho gia đình. Nếu chọn tài khoản chung có nghĩa hai vợ chồng đều có quyền kiểm soát và đóng góp cho tài khoản đó. Điều này làm cho cuộc sống của hai vợ chồng mới cưới dễ dàng hơn vì tiền bạc được quy về một tài khoản, cả hai người đều có trách nhiệm chung, các khoản thanh toán rõ ràng, minh bạch.

Ví MoMo Gia Đình chính là một trong những tính năng mới của MoMo sẽ hỗ trợ cho hạnh phúc gia đình bạn. Bạn có thể dễ dàng quản lý chi tiêu và hạn mức để tránh những khoản chi tiêu vượt lố ngân sách. Ví Phụ sẽ có được đặc quyền sử dụng dịch vụ của MoMo như Ví Chính với hạn mức tiêu dùng lên đến 10 triệu đồng.

Trên đây là những mẹo quản lý tài chính cho cặp đôi mới cưới, MoMo hy vọng rằng dù kế hoạch tài chính như thế nào thì sự tôn trọng, trung thực, tin tưởng và tình yêu chính là những yếu tố quan trọng nhất để giữ một cuộc hôn nhân lâu dài. Đừng quên mở MoMo Gia Đình để tận hưởng dịch vụ MoMo mà vẫn đảm bảo hạnh phúc gia đình nhé!