Bất cứ người lớn nào cũng từng là trẻ con nhưng trẻ con thì chưa trở thành người lớn. Người lớn thấy vấn đề của trẻ con như hạt cát trong sa mạc nhưng với đứa trẻ ấy, vấn đề đó chính là cả mùa hè. Chính vì vậy, mong người lớn hãy nhẫn nại với trẻ con, hướng dẫn cho trẻ con đến với mong muốn của chúng mà có khi ngày xưa người lớn cũng đã từng. Với mong muốn giúp bố mẹ trong hành trình chăm sóc con, MoMo gửi đến bạn 03 phương pháp dạy con tiết kiệm trong thời đại mới.

1. Phương pháp 01: Nói rõ sự khác biệt giữa “Cần” và “Muốn”

Khác với người lớn, trẻ con sẽ nhìn mọi thứ bằng đôi mắt tò mò đối với thế giới tràn ngập sắc màu và luôn luôn muốn mua tất cả những gì mình thích. Nếu bố mẹ chiều theo sẽ khiến trẻ trở thành người chi tiêu theo cảm xúc, không biết quý trọng giá trị của đồng tiền. 

dạy con cách tiết kiệm

Khi trẻ đòi hỏi một món đồ, bạn nên hỏi rõ: Món đồ này là thứ con “muốn” hay thứ con “cần” và qua đó giải thích rõ về “muốn” và “cần”. “Cần” là những vật dụng bắt buộc phải có trong cuộc sống hằng ngày, còn “muốn” là những vật dụng sở thích nhưng không phải thiết yếu.

Đừng xem con bạn là những đứa trẻ cần được chăm bẵm mà hãy trò chuyện với trẻ con, nói rõ ràng rằng tiền bạc có thể giúp ích gì trong cuộc sống của con, và nói “không” với những nhu cầu không thực sự cần thiết cũng như ưu tiên cho những nhu cầu quan trọng vào thời điểm thích hợp. Trải qua thời gian, trẻ sẽ có một nền tảng tài chính vững chắc và nhận thức đúng về giá trị của đồng tiền hơn. Việc giáo dục về tài chính sẽ giúp trẻ con hiểu được giá trị của đồng tiền, chi tiêu hợp lý và tiết kiệm thêm khoản dự phòng. 

2. Phương pháp 02: Dạy con cách tự lập trong chi tiêu

dạy con cách tiết kiệm

Khi con càng lớn, nhu cầu chi tiêu càng cao, người lớn nên hướng dẫn bé chia tiền thành từng khoản để dễ dàng quản lý. Thay vì đưa tiền mỗi ngày, bố mẹ nên đưa tiền cho trẻ con mỗi tháng một lần và hướng dẫn con phân chia số tiền thành bốn phần. Nhắc nhở cho trẻ về thứ tự ưu tiên và không dùng lố phần này vào phần kia để tránh cuối tháng bị khủng hoảng tài chính. 

  • Ống heo để dành (30%): Khoản tiền tiết kiệm để mua sắm truyện tranh, du lịch, quà sinh nhật bạn, xem phim…
  • Ống heo đầu tư (30%): Khoản tiền đầu tư cho những khóa học hè, khóa học kỹ năng…
  • Ống heo chia sẻ (10%): Khoản tiền dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn
  • Ống heo sinh hoạt (30%): Khoản tiền dành cho sinh hoạt thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày như ăn sáng, mua dụng cụ học tập, ăn vặt…

Với cách này, người lớn sẽ giúp trẻ con hiểu rõ và dần làm quen với việc tự lập trong chi tiêu. Từ những việc nhỏ, trẻ sẽ trưởng thành hơn giúp bố mẹ trong việc quản lý tài chính gia đình.

3. Phương pháp 03: Sử dụng Ví điện tử -MoMo Gia Đình

Trên thế giới, xu hướng hiện nay là các bậc cha mẹ tập cho con quản lý tài chính từ nhỏ bằng việc sử dụng ứng dụng tài chính. Để có thể dễ dàng quản lý tài chính của con cái, bố mẹ có thể sử dụng MoMo Gia Đình mà không gặp rắc rối với việc liên kết ngân hàng và xác thực tài khoản do con bạn chưa có chứng minh nhân dân. Với sự nhanh chóng - tiết kiệm - tiện lợi, con của bạn có thể dễ dàng trải nghiệm toàn bộ dịch vụ & trăm ngàn tiện ích của MoMo như đặt vé xem phim, thanh toán tại cửa hàng tiện lợi, dịch vụ ăn uống... theo hạn mức mà bạn đã đặt trước. 

dạy con cách tiết kiệm

Cuối tháng, bố mẹ và con cái có thể cùng ngồi lại để thỏa thuận về tình hình tài chính, tăng hoặc giảm thu chi, đặt ra mục tiêu tài chính cho tháng tới.

Trên đây là những bí kíp mà MoMo gợi ý cho bố mẹ để hướng dẫn con tiết kiệm và có thu chi hiệu quả. Đừng quên sử dụng MoMo Gia Đình để luôn bên cạnh và nâng đỡ con bạn nhé!