Điều kiện học tập còn nhiều vất vả của các em nhỏ mầm non Bản Na Hay, tỉnh Điện Biên
Xã Tà Đình là một xã nông thôn của tỉnh Điện Biên thuộc vùng Tây Bắc của đất nước ta. Thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp với nhiều người dân bản sinh sống. Đó cũng là nguyên nhân khiến các bản ở vùng sâu vùng xa nơi đây gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và giao thương với bên ngoài.
Bên ngoài lớp học của các em nhỏ MN Bản Na Hay.
Hiện tại xã Tà Đình có 67 hộ dân với 278 nhân khẩu, hầu hết họ đều là đồng bào người Thái. Dân trí chưa cao cùng với khó khăn về địa hình nên người dân ở đây chỉ có thể làm nương sống qua ngày. Kinh tế vô cùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đạt đến 95%. Ý thức được tầm quan trọng của tri thức nên người dân ở đây điều mong muốn con em mình được đến trường, được tiếp cận với một môi trường giáo dục tốt để có thể thoát khỏi cái nghèo đã đeo bám theo họ bao đời nay.
Các em nhỏ phải học tập trong môi trường bí bách, oi nóng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Xã Tìa Dình có 3 trường đơn vị trường đó là: trường Mầm non Tìa Dình, trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình, trường PTDTBT THCS Tìa Dình. Riêng điểm trường Na Hay, đơn vị trường Mầm non Tìa Dình có 01 lớp học của chương trình 159. Trường đã được xây dựng hơn 10 năm nên nay đã xuống cấp trầm trọng không đảm bảo an toàn cho cô và trò. Vì thế các cháu phải di dời và học nhờ nhà văn hóa của bản. Nhà văn hoá có thể bị lấy lại bất cứ lúc nào, chưa kể phòng học bí bách, oi nóng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của 33 em nhỏ đang theo học tại lớp.
Tuy khó khăn những các em rất chăm ngoan hiếu học và luôn giữ nụ cười lạc quan trên môi.
Tuy khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, nhưng thầy cô và các em nhỏ nơi đây chưa từng từ bỏ con đường tri thức. Hằng ngày các em vẫn hăng hái đến trường học tập và vui chơi cùng các bạn. Đâu đó trong những ánh mắt thơ vẫn ánh lên niềm hy vọng về một tương lai tươi đẹp, nơi tri thức soi sáng con đường các em đi.
Góp Heo Vàng, hiện thực hóa ước mơ một lớp học nhỏ cho các em nhỏ mầm non Bản Na Hay tỉnh Điện Biên
Xót xa và thấu hiểu hoàn cảnh, mơ ước của các em nhỏ, Heo Đất MoMo hợp tác cùng Trung tâm Tình Nguyện Quốc gia, Dự án Sức mạnh 2000 và Dự án Nuôi Em lên kế hoạch xây dựng 01 phòng học và 01 phòng công vụ mới cho các em nhỏ tại điểm trường MN Bản Na Hay.
Tổng kinh phí cho dự án xây trường là 240.000.000 VND. Để làm được điều này, chúng tôi đặt mục tiêu quyên góp 3.000.000 Heo Vàng. Số Heo Vàng này sẽ được Anh Chị Nuôi Dự án Nuôi Em quy đổi tương đương 240 triệu đồng để xây dựng phòng học mới giúp các em nhỏ thoải mái học tập và vui chơi.
Mỗi một Heo Vàng của các bạn đều góp phần không nhỏ giúp các em đến gần hơn với ước mơ trường mới. Hãy chung tay cùng Heo Đất MoMo quyên góp đủ Heo vàng cổ vũ các “mầm non” của điểm trường MN Bản Na Hay đến trường.
*Sau khi nhận đủ Heo vàng từ cộng đồng, Anh Chị Nuôi Dự án Nuôi Em sẽ quy đổi tất cả Heo Vàng thành 240 triệu đồng gửi đến Trung tâm Tình nguyện Quốc gia để triển khai dự án. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về tiến độ dự án đến quý vị trong thời gian sớm nhất.
Về Trung tâm Tình nguyện Quốc gia:
Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (VVC) do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập, là tổ chức cấp Quốc gia nhằm mục tiêu thúc đẩy, hỗ trợ và điều phối hoạt động tình nguyện vì sự phát triển ở Việt Nam. VVC Cung cấp đầy đủ thông tin về mọi hoạt động tình nguyện, tập huấn, hội thảo, hội nghị, diễn đàn thanh niên về các vấn đề xã hội trong nước và quốc tế. Là cầu nối giữa những tổ chức xã hội và những người đam mê tình nguyện.
Về dự án Sức mạnh 2000 - Ánh Sáng Núi Rừng:
Là một dự án gây quỹ xây trường được khởi xướng và điều hành bởi anh Hoàng Hoa Trung - Forbes 30 Under 30 2020, Gương mặt trẻ Việt Nam Tiêu biểu 2019. Tính tới tháng 2/2021, dự án đã xây dựng thành công gần 130 điểm trường, nhà nội trú, nhà hạnh phúc, cầu dân sinh ở các tỉnh vùng cao, giúp hơn 7000 trẻ em được đến trường. Tìm hiểu về dự án thêm tại: http://sucmanh2000.com
Về Dự án Nuôi Em (http://nuoiem.com):
Xuất phát điểm từ việc xây trường mà trẻ vẫn bỏ học vì thiếu ăn nên dự án đã tiến hành Nuôi Cơm vùng cao, cụ thể, mỗi bữa cơm là 8500đ và dự án lo việc nấu đồ ăn (thông qua thầy cô) cơm thì bố mẹ các cháu nấu cho các cháu đem đi (một số địa phương đặc thù thì thầy cô giáo nấu cơm ). Dự án này thực hiện từ 2014, tuy nhiên bùng nổ vào mùa 2018-2019 khi đưa ra mô hình MỘT NGƯỜI - NUÔI MỘT CHÁU mỗi tháng 150,000, mỗi năm 1,350,000 đặc thù là tính Cá Nhân Hóa (Mỗi người nuôi đều biết mặt mũi, thông tin, sđt bố mẹ thầy cô già làng trưởng bản, hiệu trưởng, Phòng giáo dục và Được lên thăm các cháu 3 lần/năm) + Tính lan tỏa + Tính bền vững.