Các em học sinh nhỏ tại điểm bản sâu ở Điện Biên, Cao Bằng khó khăn vì thiếu nước sạch
Hiện nay tại các vùng núi cao ở Tây Bắc như Điện Biên, Cao Bằng địa hình vẫn còn vô cùng hiểm trở, giao thông đi lại vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, ở nhiều thôn bản thuộc vùng sâu vùng xa của khu vực này vẫn chưa có hệ thống nước sạch, điều này gây nhất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là với các em học sinh đang theo học tại các trường học nơi đây. Có những nơi điện được kéo về nhưng nước sạch vẫn còn rất hiếm. Người dân nơi đây tâm sự rằng tại địa phương cũng có bể chứa, nhưng nước trong bể thì cạn khô từ lâu, đường ống nứt vỡ, nước sạch không về được. Họ phải tự tạo nên những đường dẫn nước từ thân tre để lấy nước về.
Các em học sinh cẩn thận lấy nước sạch để uống
Khảo sát tại một số điểm trường trên khu vực Điện Biên và Cao Bằng, chúng tôi thấy các em học sinh nhỏ tuổi nơi đây vẫn còn phải sử dụng một nguồn nước không đảm bảo, cụ thể là nguồn nước được lấy trực tiếp từ tự nhiên thông qua các ao, hồ, sông, suối mà chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. Hầu hết các trường đều chưa có hệ thống nước sạch để phục vụ việc sinh hoạt hằng ngày nên dù không muốn nhưng các thầy cô và học sinh nơi đây phải sử dụng nguồn này mỗi ngày. Mùa mưa may mắn thì tích được một lượng nước mưa để dùng thay cho nguồn nước đầy cặn bẩn và đục ngầu thường ngày , còn mùa khô thì nước mưa không nhiều, hầu như là không có.
Có nước sạch trong bình lọc nước gốm, sức khỏe của các em học sinh được đảm bảo hơn
Tại một số điểm trường, thầy cô cẩn thận tự làm dạng lọc với cát, cỏi để lọc nước rồi đun sôi lên tích dùng dần. Thế nhưng phương pháp này cần tốn khá nhiều thời gian và công sức, vì vậy lượng nước được tích trữ dường như không đủ cho nhu cầu của tất cả học sinh. Hơn nữa, phương pháp này chỉ lọc vật lí giúp nước trong hơn và loại bỏ một phần vi khuẩn, căn bản rất khó loại bỏ được cái loại bụi bẩn hay vi khuẩn với kích thước hiển vi siêu nhỏ. Cho dù có đun sôi lên thì tích nước một thời gian cũng sinh ra chất có hại ảnh hưởng đến sức khỏe của các em học sinh. Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo trong thời gian dài, dưới tác động của những vi khuẩn có hại chưa qua xử lý có thể gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa, làm giảm sức miễn dịch gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các em nhỏ.
Các em học sinh ngoan ngoãn xếp hàng để uống nước sạch đã được lọc qua bình lọc nước gốm
Cùng góp Heo Vàng tặng các em nhỏ và thầy cô điểm bản sâu tại Điện Biên và Cao Bằng bình lọc nước gốm (đợt 2)
Sau thành công của chiến dịch tặng 197 bình lọc nước gốm cho các em nhỏ điểm bản sâu tại Điện Biên, Heo Đất MoMo tiếp tục phối hợp cùng Anh Chị Nuôi Dự án Nuôi Em lên kế hoạch tặng bình lọc nước gốm SWACF cho gần 8000 em học sinh tại các điểm bản sâu ở Điện Biên và Cao Bằng để các em yên tâm có nước sạch để uống.
Bình lọc nước gốm được bàn giao tại một điểm trường
Bình lọc nước gốm SWACF sử dụng công nghệ tinh thể bạc xử lý các chỉ tiêu về "Vi sinh và Độ đục" trong nước, chúng có khả năng diệt 99,99% Coliforms và E.coli. Công suất lọc 51.840 lít nước sạch; khả năng lọc 2 - 4 lít/giờ; uống trực tiếp không cần đun sôi; không cần điện năng, không phát sinh nước thải, hoàn toàn phù hợp với điều kiện không có điện tại nhiều nơi như trên bản cao.
Tổng kinh phí cho dự án này là 84.065.000 VNĐ. Để làm được điều này, chúng tôi đặt mục tiêu quyên góp 1.200.929 Heo Vàng. Số Heo Vàng này sẽ được Anh Chị Nuôi Dự án Nuôi Em quy đổi thành 84.065.000 VNĐ tiền mặt để mua bình lọc nước gốm tặng cho các em học sinh và các thầy cô.
Heo Đất MoMo kêu gọi mọi người chung tay quyên góp đủ Heo Vàng giúp chuyển bình lọc nước gốm để tăng cho các em nhỏ, các thầy cô tại các điểm sâu ở Điện Biên và Cao Bằng. Đây sẽ là món quà dành tặng các thầy trò có thêm niềm tin, nghị lực vượt qua những khó khăn trong học tập, vươn lên trong cuộc sống để có một tương lai tươi sáng hơn!
*Sau khi nhận đủ Heo Vàng từ cộng đồng, Anh Chị Nuôi Dự án Nuôi Em sẽ quy đổi tất cả Heo Vàng thành 84.065.000 đồng để triển khai dự án. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về tiến độ dự án đến quý vị trong thời gian sớm nhất.
Về Trung tâm Tình nguyện Quốc gia:
Về Dự án Nuôi Em (http://nuoiem.com) |