Góp Heo Vàng cùng Trung tâm Ánh Dương phát triển sinh kế cho 100 hộ nghèo tại Hậu Giang (Đợt 5)

❤️ Cùng chung tay giúp phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo tại các huyện: Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp và thị xã Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang

18/04/2024
Cùng chung tay giúp phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo tại các huyện: Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp và thị xã Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang
Gia đình chị Hoa, anh Lâm thuộc diện hộ nghèo lại không có đất canh tác nên thu nhập vô cùng bấp bênh
Chị Thảo rất mong được cấp vốn để nuôi gà, từ đó có nguồn kinh phí ổn định cho 2 con ăn học
Thông tin quyên góp
Đồng hành cùng dự án
Siêu ứng dụng số 1 Việt Nam
Trung tâm Ánh Dương
Đồng hành cùng dự án
Trung tâm Ánh Dương
Đối tác đồng hành
Trung tâm Ánh Dương
Trung tâm Ánh Dương
1.600.411quyên góp / 1.600.000

Lượt quyên góp

116.534

Đạt được

100%

Đã đạt mục tiêu

Câu chuyện

Hậu Giang là một tỉnh nghèo nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Do có địa bàn nông thôn rộng, nông dân chiếm phần lớn số dân, hơn nữa, các hộ dân lại chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, cơ sở vật chất thiếu thốn. 

Nhiều gia đình nghèo thu nhập bấp bênh chưa có nguồn vốn để phát triển kế sinh nhai

Chị Phạm Thị Hoa sinh năm 1974 cùng chồng là anh Trần Văn Lâm sinh năm 1973 và em Phạm Thị Anh Thư sinh năm 2006, hiện đang sinh sống tại ấp Phương An, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang. Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo của địa phương, không ruộng đất canh tác, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê của anh Lâm với mức thu nhập khoảng 200.000đ/ngày. Thế nhưng công việc cũng bấp bênh, ngày có ngày không, vì vậy những ngày không ai thuê anh Lâm đi giăng lưới, bắt ốc… Chị Hoa bị sốt bại liệt lúc nhỏ nên liệt nửa người bên phải; chân phải và tay phải bị yếu, đi lại khó khăn thường xuyên bị té ngã. Hiện nay, chị được hỗ trợ chi phí cho người khuyết tật là 540.000đ/tháng. Em Thư hiện cũng đang đi làm thuê ở thành phố được 2 tháng và mức lương của em cũng chỉ đủ để trang trải cuộc sống.

Gia đình chị Hoa, anh Lâm thuộc diện hộ nghèo lại không có đất canh tác nên thu nhập vô cùng bấp bênh

Ngôi nhà trống trước, trống sau; không có vật gì có giá trị ngoài chiếc giường ngủ; nền nhà ẩm ướt do mưa dột vì mái nhà đã không còn đủ để che mưa che nắng; anh chị phải che chồi nhỏ kế bên để ở. Để vào được nhà phải lội bộ men theo bờ ruộng nhờ của người hàng xóm, mùa nước lũ đường ngập nên phải di chuyển bằng ghe. Hiện nay do nhu cầu thuê mướn ở địa phương ít, anh Lâm thường xuyên thất nghiệp, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, anh chị mong ước có một số vốn khoảng 3.000.000đ chăn nuôi 50 con gà, 20 con vịt. Một phần để lo cho cuộc sống gia đình và một phần để tích lũy tiền sửa chữa lại căn nhà. 

Chị Thảo sinh năm 1980, ngụ ấp 1, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Lập gia đình khi còn khá trẻ, cộng với hoàn cảnh nghèo khó nên vợ chồng chị thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Vì vậy, khi con gái út của chị Thảo vừa mới lên 3 tuổi thì vợ chồng ly hôn. Hiện tại, chị Thảo là mẹ đơn thân nuôi 2 con. Phước - con trai lớn của Chị Thảo vừa học hết lớp 9 thì xin mẹ cho nghỉ học để đăng ký học nghề tại trường Trung cấp nghề điện, và em cũng học bổ túc ở Tp.Vị Thanh cách nhà gần 30km. Còn Mỹ Anh - con gái của chị Thảo đang học lớp 2, trường Tiểu học Hòa An 2. Từ khi ly hôn, chị Thảo cùng 2 con dọn về sống nương tựa gia đình nhà ngoại. Chị được cha mẹ cho 1 nền nhà khoảng 50m2 và 2 công đất ruộng. Để có thêm thu nhập lo cho các con đi học thì ngoài làm ruộng, chị Thảo còn đi làm thuê làm mướn với thu nhập khoảng 150.000đ/ngày nhưng công việc không được thường xuyên. Bình quân thu nhập của gia đình khoảng 558.000đ/người/tháng. Trước đây, với khoản thu nhập đó thì chị Thảo cũng đủ lo cho gia đình, cho con đi học. Tuy nhiên, đầu năm học 2023 - 2024 không có tiền đóng tiền học phí cho con nên chị đã cho thuê 2 công ruộng với giá 4 triệu đồng/năm. Ngoài ra, đầu năm 2023 chị bị bệnh rối loạn tiền đình và tăng huyết áp nên không thể làm việc nặng được.

Chị Thảo rất mong được cấp vốn để nuôi gà, từ đó có nguồn kinh phí ổn định cho 2 con ăn học

Ước mong của Chị Thảo là có đủ tiền để lo cho 2 con ăn học tới nơi tới chốn. Thấy người anh nuôi gà có hiệu quả, lợi nhuận cao, cũng phù hợp với sức khỏe của mình nên chị cũng tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà của anh và những người hàng xóm gần đó. Chị nói: “Để nuôi được 50 con gà thì cần chi phí khoảng 4 triệu đồng mà số tiền đó quá lớn đối với tôi. Nghe nói Trung tâm Ánh Dương có chương trình cho hộ nghèo mượn vốn để làm ăn, tôi hy vọng Trung tâm cho Chị mượn 3 triệu đồng để mua con giống, làm chuồng và mua 1 ít thức ăn cho gà. Tôi sẽ đi làm thuê để kiếm tiền mua thức ăn cho gà”.

Cùng hoàn cảnh khó khăn còn có chị Liền sinh năm 1996 ngụ ấp Quyết Thắng A, xã Hiệp Hưng huyện Phụng Hiệp. Gia đình chị có 4 người gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con. Hai con còn nhỏ đang học lớp 1 và 2. Chị Liền và chồng cùng làm công nhân công ty may tại địa phương, thế nhưng do công ty thiếu hàng công việc không thường xuyên nên chồng chị là anh Quyền nghỉ làm, ngoài đưa rước các con đi học anh làm thuê thêm. Thu nhập của hai vợ chồng khoảng 737.000đ/người/tháng. Trước đây, cha anh Quyên có vay nợ ngân hàng trên 200 triệu, nhưng không có khả năng trả nên vợ chồng anh chị đang phải trả 24 triệu/ năm cả gốc và lãi. Anh Quyền đang cải tạo 3 công đất để trồng mía, dự chi phí mỗi công khoảng 10 triệu tiền mía giống, phân, thuốc. Mía khoảng 11 tháng mới cho thu hoạch, hiện tại gia đình chị đang cần vốn để trang trải chi phí trồng mía để cải thiện thu nhập cho gia đình.

Góp Heo Vàng tạo điều kiện phát triển sinh kế cho 100 hộ nghèo

Với tham vọng lan tỏa chương trình kỹ năng sống và giáo dục giới tính trên tất cả các địa bàn vùng dự án của mình, chúng tôi đã và đang và sẽ cố gắng từng ngày thực hiện các dự án phát triển cộng đồng. Vì vậy cũng rất cần sự chung tay hưởng ứng của cộng đồng. Trong dự án lần này, Ánh Dương mong muốn giúp các em học sinh ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở ở vùng sâu vùng xa tại Hậu Giang được tiếp cận đầy đủ điều kiện học tập, để các em yên tâm học tập, phát huy hết năng lực của chính mình.

Chung tay góp Heo Vàng giúp các hộ dân nghèo được cấp vốn phát triển kế sinh nhai ổn định cuộc sống

Để làm được điều đó, Trung tâm Ánh Dương kêu gọi Cộng đồng Heo Đất chung tay quyên góp 1.600.000 Heo Vàng. Số Heo Vàng này sẽ được nhà tài trợ quy đổi tương ứng với 400.000.000 đồng để cấp vốn cho 100 hộ nghèo tại các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp và thị xã Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang.

Các bước thực hiện chương trình: 
- Khảo sát, xác lập đối tượng thụ hưởng từ dự án, ưu tiên cho mẹ đơn thân và hộ có con đi học
- Thảo luận với hộ về mô hình cần thực hiện
- Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo để thực hiện mô hình sinh kế
- Hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo 
- Thăm hộ 1-2 lần/tháng để theo dõi tiến độ thực hiện mô hình và tình hình của hộ (con của hộ có điều kiện để đi học không? gia đình có người bị bệnh nặng? vật nuôi, cây trồng của họ có vấn đề gì không?...) để kịp thời hỗ trợ cho hộ
- Sau 5 tháng, hộ sẽ hoàn vốn cho Ánh Dương. Nhân viên Ánh Dương sẽ đi thăm hộ để khảo sát lại nhu cầu và mô hình để quyết định cấp vốn cho vòng tiếp theo. Nếu hộ muốn mở rộng mô hình: Tăng số lượng vật nuôi hoặc thêm mô hình thì nhân viên sẽ xem xét tăng vốn cho hộ thực hiện mô hình để cải thiện thu nhập ổn định cuộc sống.

Kinh phí dự kiến chi tiết của dự án:

STT

Hoạt động 

Đơn vị Tính 

Số lượng 

Đơn giá 

Thành Tiền (VND)

1

Khảo sát hộ nghèo có nhu cầu mượn vốn thực hiện mô hình sinh kế (ưu tiên cho mẹ đơn thân có con đi học)

Hộ

100

50,000

5,000,000

2

Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo

Hộ

100

3,000,000

300,000,000

3

Phí quản lý hộ (hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi mô hình)

Hộ

100

750,000

75,000,000

4

Xăng xe cho nhân viên quản lý hộ

Hộ

100

200,000

20,000,000

Tổng cộng

400,000,000

Theo kinh nghiệm của Ánh Dương, sau 1 năm tham gia chương trình với Ánh Dương hộ sẽ tăng 25% thu nhập và 4-5 năm hộ sẽ có thể thoát nghèo một cách bền vững.

Về Trung tâm Ánh Dương:
Ánh Dương là một tổ chức phi chính phủ địa phương, hoạt động các chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng tại các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hậu Giang. Các dự án phát triển cộng đồng tại Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam) được Vietnam Plus thực hiện vào năm 2004. Dự án nhằm giúp các hộ nghèo nâng cao đời sống và kinh tế. Sau 4 năm, Trung Tâm Hỗ Trợ Và Phát Triển Cộng Đồng Ánh Dương(Trung tâm Ánh Dương) được thành lập để thay thế sứ mệnh của Vietnam Plus.Hiện tại, chúng tôi thực hiện dự án tại 3 huyện (Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy) và thị xã Long Mỹ.
Nhiệm vụ của chúng tôi:

  • Chúng tôi khuyến khích cộng đồng người nghèo nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề của chính họ.
  • Chúng tôi cố gắng nâng cao mức sống, kinh tế và giáo dục cho cộng đồng, trong đó ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em.
  • Chúng tôi mong muốn xây dựng sự gắn kết, thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cộng đồng và đạt được sự phát triển bền vững

Nhà Tài Trợ:
Trong những năm qua, Ánh Dương nhận được tài trợ từ nhà tài trợ chính là Mekong Plus, ngoài ra còn có các nhà tài trợ như Tryba Foundation, Air Liquide Foundation, Đại sứ quán Hà Lan,Dirox, Dragon Capital,United Nation Foundation…

Nhà hảo tâm hàng đầu

Le Thi Hieu
*******936
10.954
Nguyễn Hữu Thành
*******179
6.725
Nguyễn Ngọc Huy
*******345
5.471
4
Đỗ Thị Thanh Hậu
*******652
5.135
5
Nhà hảo tâm
*******391
4.818
6
Le Nguyen Tuong An
*******175
4.341
7
Nguyen Thi Hoang Yen
*******268
4.239
8
Kieu Bich Hang
*******319
4.046
9
Nguyen Thi Thanh Loan
*******877
3.786
10
Trần Anh Huy
*******822
3.681

Chương trình đang diễn ra

Góp Heo Vàng xây dựng điểm trường Ca Hau B thuộc trường Mầm non Na Ư, bản Na Ư, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Góp Heo Vàng xây dựng điểm trường Ca Hau B thuộc trường Mầm non Na Ư, bản Na Ư, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tin tức cộng đồng

Đong đầy yêu thương trên những Chuyến xe mùa Xuân - Giáp Thìn 2024
Đong đầy yêu thương trên những Chuyến xe mùa Xuân - Giáp Thìn 2024
Thắp sáng 20 nụ cười cho các em bé hở môi, hàm ếch
Thắp sáng 20 nụ cười cho các em bé hở môi, hàm ếch
Trao 80 nụ cười mở đường tương lai cho 80 em nhỏ hở môi, hàm ếch
Trao 80 nụ cười mở đường tương lai cho 80 em nhỏ hở môi, hàm ếch
20 nụ cười mới đã được trao đi để viết tiếp tương lai tươi sáng
20 nụ cười mới đã được trao đi để viết tiếp tương lai tươi sáng