1. Lập kế hoạch thu chi và tiết kiệm

Đối với người trẻ, việc tập thói quen quản lý tài chính dường như còn quá xa lạ. Đơn giản nhất, để tập thói quen tài chính, bạn cần xác định kế hoạch thu chi và tiết kiệm ngay từ bây giờ. Việc quản lý nguồn thu và chi một cách rõ ràng sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính của mình một cách hiệu quả hơn.

Trong đó, nguồn thu là những khoản gia tăng tài chính, bao gồm nguồn thu cố định (tiền lương, tiền tiết kiệm) và nguồn thu không cố định (tiền làm thêm, đầu tư). Ngược lại, tiền chi chính là các khoản bạn đã bỏ ra (tiền nhà, tiền sinh hoạt, tiền hẹn hò, ăn uống, mối quan hệ,...).

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể dùng những món đồ cũ để bán hoặc trao đổi đồ cũ, vừa tiết kiệm tiền, vừa có thể sở hữu những món đồ mình muốn với mức giá hời. Thêm vào đó, những ưu đãi hoặc tiện ích của ví điện tử hoặc thẻ tín dụng bạn hoàn toàn có tận dụng triệt để, để có thể điều chỉnh tăng giảm nguồn thu chi của mình.

Khi bạn liệt kê càng chi tiết, bạn sẽ càng dễ kiểm soát được lượng tiền mà bạn đang sở hữu một cách tổng quan nhất. Nhờ đó mà việc tiết chế, cân đối dòng tiền sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.

Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính cho riêng mình để kiểm soát nguồn tiền là không thể thiếu nếu hướng đến của bạn là tự do tài chính. Và một kế hoạch sẽ không thành công nếu thiếu đi sự thực thi. Hãy học cách chi tiêu thông minh để việc thu chi luôn được kiểm soát trong kế hoạch mà bạn đã đặt ra.

Ads Id:24 -> Thanh toán phí bảo hiểm an toàn với MoMo

2. Học cách chi tiêu thông minh

Trải qua cơn đại dịch, việc học cách chi tiêu thông minh để có kế hoạch tài chính đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cụ thể là tiết kiệm có mục đích, tiết chế mua những món đồ mình thích, phân bổ chi tiêu hợp lý, chống lại những ham muốn bất chợt trong chi tiêu của bản thân. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn học cách chi tiêu thông minh:

2.1 Quy tắc 50-20-30

  • 50% cho nhu cầu sinh sống: những khoản này là nhu cầu thiết yếu bắt buộc phải có. Ví dụ như: thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet, xăng xe, tiền điện thoại... Các khoản này không được vượt quá 50%, nếu không bạn phải tìm cách gia tăng thu nhập.
  • 30% cho chi tiêu cá nhân: mua sắm, du lịch, giải trí,... Khoản này nếu còn dư, bạn hoàn toàn có thể để dành để tiết kiệm.
  • 20% còn lại dùng cho kế hoạch tự do tài chính trong tương lai: Bạn có thể tiết kiệm, đầu tư sinh lời, mua cổ phiếu, cổ tức, chứng chỉ quỹ,... Bạn càng tiết kiệm sớm bao nhiêu, thì khi tuổi già bạn càng thoải mái bấy nhiêu, không phải tích góp hằng ngày.

Ngoài ra, bạn còn có thể chia dòng tiền ra thành những mục chi tiêu để dễ dàng kiểm soát tài chính luôn trong kế hoạch, tránh chi tiêu vào mục nào quá nhiều hoặc quá ít. Chẳng hạn như:

  • Tiền học thêm và tiền mua sách tham khảo: Đây là khoản đầu tư cho bản thân để có thể tạo ra thêm nhiều thu nhập trong tương lai ; 
  • Tiền "networking”: Đây là khoản đầu tư cho các mối quan hệ xung quanh; 
  • Tiền bảo hiểm sức khỏe và sinh mạng: Bạn có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ sức khỏe; 
  • Tiền đầu tư vào con người, vào bản thân: Đôi khi một ly nước, một món quà, mời cà phê những người xung quanh, đặc biệt là những ai giúp đỡ mình trong công việc sẽ rất có ý nghĩa.
Ads Id:24 -> Thanh toán phí bảo hiểm an toàn với MoMo

2.2 Quy tắc 6 cái lọ

Bên cạnh quy tắc 50-20-30, bạn cũng có thể tham khảo quy tắc 6 cái lọ để có kế hoạch tài chính chi tiết và chủ động hơn. Quy tắc này khuyên bạn nên phân bổ thu nhập vào 6 cái lọ:

  • Lọ 1 - Quỹ tự do tài chính: 10%
  • Lọ 2 - Quỹ tiết kiệm dài hạn: 10%
  • Lọ 3 - Quỹ giáo dục ngắn hạn: 10%
  • Lọ 4 - Quỹ nhu cầu thiết yếu: 50%
  • Lọ 5 - Quỹ hưởng thụ: 10%
  • Lọ 6 - Quỹ cho đi: 10%

Việc linh hoạt trong các việc chi tiêu sẽ giúp bạn cân đối tài chính. Cố gắng đừng nóng lòng, chớ đừng vội vã để thấy kết quả, hãy áp dụng để có 1 kế hoạch tài chính phù hợp với bản thân, kèm thái độ tích cực. Cuối cùng, mục đích cân đối tài chính cá nhân là để tự do tận hưởng cuộc sống mà không muộn phiền chuyện tiền bạc.

3. Dự tính cho tương lai

Dự tính cho tương lai không hẳn là tiết kiệm hay đầu tư. Vì vậy, người trẻ hoàn toàn có thể chọn cách mua bảo hiểm nhân thọ để phòng những rủi ro bất ngờ.

Đầu tư theo dài hạn, mỗi người đều nên cân nhắc dùng tiền để đầu tư, vừa có thể mang lại lợi nhuận cao vừa tránh những biến động như lạm phát. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn có thể lấy lại số tiền trong thời gian ngắn, mọi người không nên đầu tư quá nhiều đến nỗi không còn tiền cho quỹ khẩn cấp.

Ads Id:24 -> Thanh toán phí bảo hiểm an toàn với MoMo

Tóm lại, việc quản lý chi tiêu đến từ những thói quen hằng ngày. Bạn càng biết cách lập ngân sách hợp lý chừng nào, thì việc tự do tài chính trong tương lai lại càng dễ đạt được. Giữ cho mình một cái đầu lạnh, tập thói quen thiết lập ngân sách và luôn cân đối chi tiêu hợp lý trong kế hoạch tài chính đặt ra sẽ giúp bạn ngày càng có cơ hội tốt hơn. Ngoài ra, người trẻ còn có thể bỏ tiền vào các công cụ đầu tư có độ rủi ro thấp và tính thanh khoản cao.

Chọn mua bảo hiểm nhân thọ là một trong những cách tốt nhất giúp người trẻ đảm bảo khả năng tài chính về lâu về dài. Hiện nay, quy trình tham gia bảo hiểm dễ hơn bạn tưởng nhờ những đổi mới của các công ty bảo hiểm trong quá trình số hóa. Ngay tại nhà, bạn có thể chọn tham gia bảo hiểm nhân thọ trực tuyến. Việc thanh toán phí định kỳ ngày nay cũng được hỗ trợ tối đa bởi các kênh thanh toán phí bảo hiểm uy tín như MoMo. Hãy cân nhắc và chọn cho mình một sản phẩm bảo hiểm phù hợp khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân vì một tương lai an nhàn, bạn nhé!