Bị lấy cắp thông tin để vay tiền: Có phải trả nợ?
Ở thời đại số việc bảo vệ thông tin cá nhân là cần thiết. Tuy nhiên, kẻ xấu sẽ không ngừng tìm cách để lừa đảo. Đọc ngay bài viết để hiểu rõ nên làm gì khi bị lấy cắp thông tin để vay tiền.
Trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin xoay quanh vấn nạn “Lấy cắp thông tin để vay tiền". Xem ngay!
1. Chiêu trò đánh cắp thông tin để vay tiền hiện nay
Đầu tiên, bạn cần biết những thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng để lấy cắp thông tin cá nhân, từ đó bạn có thể nâng cao cảnh giác hơn.
1.1 Đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng xã hội
Lợi dụng những nền tảng có nhiều người sử dụng như: Facebook, Instagram, TikTok, Shopee… Từ đó truy cập vào những tài khoản không được bảo mật kỹ để lấy cắp thông tin.
1.2 Lừa đảo qua email hoặc tin nhắn điện thoại
Kẻ gian lận có thể gửi email giả mạo các tổ chức tài chính hoặc gửi tin nhắn điện thoại yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như: Chứng minh nhân dân, số thẻ tín dụng hay phổ biến nhất là mã OTP để lấy thông tin, tệ hơn là hack thẻ ngân hàng hoặc điện thoại của người dùng.
1.3 Mua bán thông tin cá nhân trên những trang web đen
Thông tin cá nhân có thể được mua bán trên các diễn đàn mạng không hợp pháp, đây là nơi mà kẻ gian có thể mua thông tin cá nhân đã bị đánh cắp từ các vụ vi phạm dữ liệu hoặc từ nhiều nguồn khác nhau.
Vì thế, để bảo vệ bản thân, bạn phải luôn cảnh giác và tuân thủ các biện pháp an ninh mạng như không chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến, sử dụng mật khẩu mạnh và duy trì phần mềm bảo mật cấp cao. Ngoài ra, quản lý các tài khoản tài chính có thể giúp bạn phát hiện sớm các hoạt động lừa đảo.
2. Bị người khác lấy cắp thông tin vay tiền phải làm gì?
Hiện nay, kẻ xấu vẫn có nhiều thủ đoạn tinh vi để lấy cắp thông tin cá nhân để lừa đảo vay tiền, trong trường hợp là người bị hại thì sau đây là những điều bạn cần làm để giảm thiểu rủi ro nhất có thể.
- Khoá tài khoản ngân hàng/thẻ tín dụng: Lập tức liên hệ với những công ty tài chính, ngân hàng bạn đang sử dụng để khoá thẻ. Hoặc bạn cũng có thể chủ động khoá thẻ trên các ứng dụng ngân hàng để ngăn chặn việc tiền bị mất.
- Liên hệ với công ty tài chính bạn đang dùng: Khi bạn nghi ngờ mình bị lừa đảo lấy cắp thông tin để vay tiền, hãy gọi ngay cho tổ chức tài chính/ngân hàng mà kẻ xấu vay để tố giác. Từ đó công ty tài chính/ngân hàng sẽ đưa ra những phương án giải quyết, đồng thời có thể giúp bạn khóa tài khoản ngân hàng để đảm bảo không phát sinh khoản vay nào khác từ kẻ xấu.
- Thay đổi mật khẩu và thông tin đăng nhập: Nếu thông tin đăng nhập của bạn đã bị rò rỉ, đổi mật khẩu ngay lập tức. Đảm bảo bạn sử dụng mật khẩu mạnh và nhiều lớp bảo vệ.
- Báo cáo cho các cơ quan chức năng: Nếu bạn phát hiện thông tin cá nhân của mình đã bị lấy cắp hoặc sử dụng trái phép, bạn nên báo cáo cho công an hoặc cơ quan pháp luật để hỗ trợ bạn trong việc điều tra và ngăn chặn hoạt động phi pháp.
- Kiểm tra tài khoản: Theo dõi tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hay những hoạt động tài chính khác có phát sinh bất kỳ biến động bất thường nào hay không. Nếu bạn phát hiện bất kỳ hoạt động nào không phải của mình, hãy tiếp tục báo cáo ngay cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
3. Thông tin cá nhân và quy định về bảo vệ thông tin cá nhân
Những thông tin trên đã đưa ra cụ thể lý do cũng như những điều bạn cần làm khi nghi ngờ mình bị đắp cắp thông tin để lừa đảo vay tiền. Sau đây là những điểm trong luật pháp đã được đưa ra để bảo vệ thông tin cá nhân người dùng.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP, thông tin cá nhân được quy định như sau:
- Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất một trong những thông tin sau đây: Họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số CMND, số hộ chiếu.
- Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có: hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Theo căn cứ trên, thông tin cá nhân có thể coi là bí mật cá nhân được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015. Việc sử dụng thông tin liên quan đến bí mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Bất kỳ người nào có hành vi đánh cắp thông tin, tiết lộ những thông tin đời tư cá nhân của người khác đều phạm pháp
Cụ thể, tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
- Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
- Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Dựa trên những điều luật trên thì dù thông tin của bạn bị đánh cắp nhưng không sử dụng nhằm mục đích lừa đảo thì vẫn là vi phạm luật pháp.
4. Bị đánh cắp thông tin để vay tiền, nạn nhân có phải trả nợ?
Trong một số trường hợp, thì nạn nhân của việc đánh cắp thông tin để vay tiền không phải chịu trách nhiệm trả nợ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố pháp lý cụ thể cũng như việc người bị hại có thể chứng minh được khoản vay đó không phải của mình. Để rõ hơn bạn có thể xem qua những quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay.
- Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Theo đó, quan hệ vay tiền chỉ được hình thành khi có sự thỏa thuận giữa các bên là bên cho vay và bên vay về việc vay tiền, giao tiền cho vay, hạn trả nợ, lãi suất (nếu có).
Ngoài ra, tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, trường hợp vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.
Tóm lại, theo các quy định trên thì bên vay tài sản mới là người có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Vì thế nếu một người bị lấy cắp thông tin nhưng trên thực tế lại không vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ. Tuy nhiên như đã nói ở trên, người bị lấy cắp thông tin phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.
5. Những cách để tránh bị lấy cắp thông tin
Để tránh việc lấy cắp thông tin cá nhân, bạn có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ sau đây:
- Sử dụng mật khẩu dài, phức tạp và đa dạng cho các tài khoản mạng xã hội của bạn. Không nên sử dụng mật khẩu dễ đoán hay thông tin cá nhân như ngày sinh, tên người thân, hoặc số điện thoại.
- Sử dụng tính năng xác nhận hai yếu tố khi có sẵn. Điều này cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung bằng cách yêu cầu mã xác nhận được gửi đến điện thoại di động hoặc email của bạn để đăng nhập vào tài khoản.
- Cẩn trọng với các email có dấu hiệu của lừa đảo, nhất là những email yêu cầu thông tin cá nhân nhạy cảm hoặc yêu cầu bạn nhấp vào các liên kết đính kèm. Luôn kiểm tra địa chỉ email người gửi để đảm bảo tính xác thực.
- Sử dụng kết nối Internet an toàn và mạng Wifi riêng tư khi truy cập thông tin cá nhân hoặc thực hiện các giao dịch trực tuyến.
- Theo dõi định kỳ các tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng của bạn để phát hiện sớm bất kỳ hoạt động bất thường nào.
Bên cạnh những biện pháp trên, bạn nên sử dụng những công ty tài chính/ngân hàng có độ bảo mật tốt. Hiện nay, Ứng dụng MoMo được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng bởi tính bảo mật cao, đảm bảo bảo mật thông tin người dùng tối ưu nhất qua những điểm sau:
- Chứng nhận bảo mật quốc tế PCI DSS: Cấp độ cao nhất do Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật (PCI Security Standards Council) xác lập. PCI DSS đưa ra những chuẩn mực về bảo mật thông tin của người dùng thanh toán và được áp dụng trên toàn cầu.
- Tiền của bạn trên MoMo được bảo chứng bởi Vietcombank và ngân hàng mà bạn đã liên kết như: ACB, OCB, Sacombank, Techcombank, MBBank, BIDV, Vietinbank, Agribank, VIB, VPBank, Eximbank, TPBank, SCB, VRB, Shinhan Bank, ABBank, SHB, Bản Việt, VIETBANK, Saigonbank, OceanBank, Nam Á, PVcomBank, HDBank, Bac A Bank, Indovina, MSB, Timo, Bảo Việt, Kiên Long, SeABank.
Trong bất kỳ trường hợp ngoài ý muốn nào, tiền của bạn trên MoMo luôn được đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi bước giao dịch hay liên kết ngân hàng đều được MoMo mã hóa và bảo vệ tức thì như:
- Hệ thống thông minh của MoMo thực hiện hơn 20 bước kiểm tra thông tin trước khi cho phép liên kết tài khoản ngân hàng với Ứng dụng.
- Với những giao dịch thường ngày, hệ thống của MoMo chỉ mất dưới 1 giây để xử lý xong 1 giao dịch. Trong trường hợp xảy ra các giao dịch bất thường, hệ thống thông minh của MoMo sử dụng hơn 100 thuật toán, đối chiếu với hàng triệu giao dịch được MoMo xử lý, để dự đoán giao dịch rủi ro, hạn chế mất mát cho người dùng.
⭐ Theo dõi MaMa Tài Chính để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây
⭐ Tham gia nhóm Cộng Đồng Tài Chính MoMo tại đây
Mọi thắc mắc về việc thanh toán, người dùng có thể liên hệ qua:
- Hotline: 1900 545441 (1.000Đ/phút).
- Trung tâm Trợ Giúp: Đăng nhập MoMo >> Ví của tôi >> Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm (Miễn phí).