Trao điện thoại, đào tạo về chăm sóc trực tuyến, đào tạo kỹ năng số cho người khuyết tật và người chăm sóc tại Bình Định, Quảng Nam và Kon Tum

❤️ Cùng chung tay quyên góp kinh phí tài trợ điện thoại thông minh để thay đổi cuộc sống người khuyết tật và người chăm sóc tại Bình Định, Quảng Nam và Kon Tum, giúp người khuyết tật được chăm sóc tốt hơn, được kết nối, giảm gánh nặng cho người chăm sóc.

21/11/2022
Cùng chung tay quyên góp kinh phí tài trợ điện thoại thông minh để thay đổi cuộc sống người khuyết tật và người chăm sóc tại Bình Định, Quảng Nam và Kon Tum, giúp người khuyết tật được chăm sóc tốt hơn, được kết nối, giảm gánh nặng cho người chăm sóc.
Cùng dự án “Hãy nắm tay tôi” trao tặng điện thoại thông tin cho NKT và NCS tại Bình Định, Quảng Nam và Kon Tum
Phát dụng cụ trợ giúp cho NKT tại Hoài Nhơn - Bình Định
Đào tạo cho NCS tại Hoài Nhơn - Bình Định
Thông tin quyên góp
Đồng hành cùng dự án
Siêu ứng dụng số 1 Việt Nam
Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD)
Đồng hành cùng dự án
Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD)
Đối tác đồng hành
Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD)
Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD)
3.126.128quyên góp / 3.125.000

Lượt quyên góp

362.605

Đạt được

100%

Đã đạt mục tiêu

Câu chuyện

Không được may mắn như những người khác, cuộc đời của những người khuyết tật (NKT) trải qua nhiều khó khăn và vất vả. Họ phải tự mình đối mặt và làm quen với mọi điều trong cuộc sống. Thế nhưng khi công nghệ ngày càng phát triển, mọi thông tin và kiến thức đều có thể sử dụng những thiết bị cầm tay như điện thoại di động để tra cứu thì thiệt thòi của NKT sẽ còn nhân lên nhiều lần hơn. 

Những khó khăn bất cập khi Người khuyết tật và Người chăm sóc không có thiết bị di động

Cô Nguyễn Thị Thủy, NKT tại xã Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định từng chia sẻ với chúng tôi: “Người khuyết tật như cô rất cần điện thoại để biết tra cứu lúc nào bão đến con à. Mấy ngày nay cô không biết thông tin nên khổ lắm, cô muốn biết lúc mưa gió, nơi nào giúp được cô không, với lại gọi người giúp đỡ nữa. Cô tự chăm sóc mình chứ không có ai chăm sóc cả, nên nếu có điện thoại, cô cũng có thể xem tập huấn chăm sóc ở nhà vì cô không tự đi được, rồi có gì có thể theo dõi thông tin từ trạm y tế, hiểu hơn, biết hơn về bệnh tật mình đang gặp phải. Cô đi đứng không được, nhiều khi gọi anh em qua giúp nhưng không có hình ảnh để họ hiểu tình trạng đang ra sao. Cô cũng đang nhận làm nhựa cho nhà máy, đang kết nối mấy người khuyết tật để cùng làm đây. Cô nghĩ điện thoại sẽ giúp cô nhiều lắm.” 

Không chỉ có cô Thủy, những người chăm sóc (NCS) người khuyết tật cũng gặp nhiều khó khăn khi không có thiết bị để tra cứu thông tin khi cần thiết. Cô Nguyễn Thị Nguyệt NCS của chú Huỳnh Bời, NKT tại xã Hoài Hảo cho biết: “Giá như gia đình cô có phương tiện để tìm hiểu, tìm kiếm trợ giúp về y tế, rồi tra cứu, tìm kiếm những thông tin, kiến thức về chăm sóc mọi thời điểm cần thiết. Đối với cô, đây là nhu cầu thiết thực, cần thiết vô cùng. Có hướng dẫn thì những lúc đau ốm mới biết xử lý sao. Rồi nhiều khi có bệnh tình, bối rối không biết có thể mô tả, chỉ lại cho mọi người sao, không biết ghi lại ở đâu để xem.”

Chung tay thay đổi cuộc đời của nhiều Người khuyết tật tại Bình Định, Quảng Nam và Kon Tum

Cô Thủy, cô Nguyệt là hai trong số nhiều NKT và NCS đã bày tỏ với Dự án “Hãy nắm tay tôi” nguyện vọng được có một thiết bị kết nối, lưu trữ hình ảnh và xem được hướng dẫn về chăm sóc tại nhà, để giúp họ xóa bỏ rào cản về khả năng đi lại trong việc học hỏi về chăm sóc và tìm kiếm kết nối xã hội, y tế. Đây là những chức năng mà một chiếc điện thoại thông minh có thể mang lại. Điện thoại thông minh – một thiết bị tưởng như không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người hiện nay, lại là ước mơ của những người khuyết tật tại các vùng quê ở Bình Định, Quảng Nam và Kon Tum - các tỉnh bị ảnh hưởng nặng bởi chất độc màu da cam.

Ước mơ của nhiều Người khuyết tật là có chiếc điện thoại thông minh để tiếp cận với nhiều thông tin hơn

Trên thực tế, không chỉ cải thiện đáng kể về chăm sóc, nhiều trường hợp cuộc sống và sinh kế của NKT đã được cải thiện đáng kể nhờ việc có điện thoại thông minh và Internet. Có những trường hợp tiêu biểu như anh Nguyễn Chánh Tín tại Hoài Nhơn - Bình Định, chàng trai khuyết tật từ việc nằm liệt giường đến trở thành trụ cột kinh tế của gia đình và nguồn cảm hứng của hàng triệu người nhờ kinh doanh và chia sẻ câu chuyện của chính mình trên Internet. Anh Tín từng nói: “Tôi đã giam thân xác của mình trong bốn bức tường suốt 10 năm qua, nhưng tôi chưa hề giam tâm hồn, tinh thần. Tôi hướng ra thế giới bên ngoài bằng internet. Tôi kết nối với mọi người bằng Facebook, Zalo. Đối với tôi đằng sau mỗi rào cản của cuộc đời là mỗi một cách giải quyết thú vị”. Ở vùng địa bàn dự án, do ảnh hưởng thường xuyên của bão lũ, các thiết bị thông minh sẽ giúp người khuyết tật có thể chủ động tiếp cận thông tin phòng chống thiên tai, bão lũ, tránh được rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, cũng như có thể tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn, khi cần hỗ trợ về y tế. Người không khuyết tật cần điện thoại một, người khuyết tật còn cần điện thoại gấp 10, 100 lần như thế.

Chung tay hỗ trợ người khuyết tật có một cơ hội tiếp cận với đào tạo - tìm kiếm thông tin về chăm sóc, tìm kiếm trợ giúp về y tế và kết nối xã hội

Tại Việt Nam, khoảng 6.2 triệu người trên hai tuổi sống với khuyết tật, trong đó 28,3% là trẻ em và gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Người khuyết tật phải đối mặt với những thách thức như khó khăn trong tiếp cận y tế cơ bản và hạn chế trong kỹ năng chăm sóc bản thân. Đã có những quan sát và ghi nhận về chăm sóc không đạt tiêu chuẩn, chất lượng thấp, các hành vi không phù hợp hoặc lạm dụng. Các hậu quả hoặc biến chứng về sức khỏe như tai nạn, ngã, và đôi khi là các vụ tự tử đã được báo cáo.

Phát dụng cụ trợ giúp cho NKT tại Hoài Nhơn - Bình Định

Đào tạo cho NCS tại Hoài Nhơn - Bình Định

Dự án “Hãy nắm tay tôi” với mục tiêu chính là cải thiện cuộc sống NKT và NCS thông qua cải thiện về chăm sóc và kết nối xã hội cho NKT đã hỗ trợ cho 2600 NKT nặng ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam (Bình Định, Quảng Nam, Kon Tum). Dự án xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến cho chăm sóc tại nhà (CSTN) và thực hành kết nối xã hội. Với nền tảng trực tuyến, nhiều NCS sẽ có cơ hội tiếp cận với đào tạo về chăm sóc hơn, xóa đi rào cản từ khả năng đi lại. Đồng thời, dự án cũng xây dựng hệ thống cộng tác viên chăm sóc tại nhà. 

Cùng dự án “Hãy nắm tay tôi” trao tặng điện thoại thông tin cho NKT và NCS tại Bình Định, Quảng Nam và Kon Tum

Tuy nhiên, đa số NKT và NCS đều thuộc diện kinh tế nghèo hoặc cận nghèo và rào cản về đi lại khiến họ không thể tham gia đào tạo về chăm sóc trực tiếp lẫn trực tuyến, cũng như gặp khó khăn trong việc kết nối với người chăm sóc và những người có thể giúp đỡ khi cần. Để mang đến cơ hội thay đổi cuộc sống cho NKT, dự án “Hãy nắm tay tôi” đưa ra chương trình trao tặng điện thoại thông minh cho khoảng 750 NKT và NCS tại Bình Định, Quảng Nam và Kon Tum. Dự án đã lựa chọn mẫu điện thoại với giá thành hợp lý nhất (khoảng hơn 2 triệu đồng/chiếc). Sau khi NKT và NCS được nhận điện thoại, dự án sẽ hỗ trợ kinh phí viễn thông và đào tạo 4 kỹ năng số cần thiết theo bộ tiêu chuẩn của UNESCO để đảm bảo NKT và NCS tận dụng được mọi chức năng của điện thoại thông minh để thay đổi cuộc sống. Ngoài ra, NKT sẽ được hỗ trợ cải thiện sinh kế và sống độc lập.

Để làm được điều này, dự án mong muốn có thể gây quỹ 3.125.000 Heo Vàng từ cộng đồng Heo Đất MoMo. Số Heo Vàng này sẽ được quy đổi tương đương thành 500.000.000 VNĐ. Vì vậy, dự án mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Yêu Heo Đất để có thể tài trợ thiết bị điện thoại thông minh với chức năng cơ bản cho người chăm sóc hoặc người khuyết tật. 

Dựa trên kinh nghiệm, dự án cam kết sử dụng tất cả kinh phí quyên góp cho việc mua thiết bị điện thoại, trao điện thoại. Tất cả điện thoại đã được trao tặng sẽ được công khai, minh bạch với mã số cụ thể và có thể tra cứu, mọi hoạt động của dự án sẽ được cập nhật cụ thể trên website. Thông tin người nhận cũng sẽ được công khai dưới sự đồng ý của mỗi người nhận cụ thể.

Về Dự án “Hãy nắm tay tôi”:
Dự án Hãy nắm tay tôi (HMH), do Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) phối hợp với Sở Y tế Bình Định triển khai thực hiện đã phát triển một mô hình chăm sóc toàn diện nhằm giải quyết các nhu cầu về sức khỏe, dinh dưỡng, bảo vệ và hỗ trợ NKT, phát triển các kỹ năng sống độc lập của NKT bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở và thay đổi thái độ của gia đình đối với NKT với gần 3.500 người hưởng lợi. Từ năm 2019, HMH đã cung cấp dịch vụ chăm sóc cho hàng trăm NKT và đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt gánh nặng chăm sóc của các thành viên trong gia đình bằng cách nâng cao kỹ năng chăm sóc, từ đó cải thiện tác động và giảm giờ chăm sóc. HMH đã tạo lập được một nguồn lực người chăm sóc tại cộng đồng và các đơn vị nhà nước trong tỉnh, phát triển một chương trình đào tạo các kỹ năng chăm sóc tiêu chuẩn hiện đang được tiếp tục áp dụng tại các Dự án hỗ trợ NKT; và tiếp cận được gần hơn 2.500 NKT nặng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ PHCN tại tỉnh Bình Định.

Tiếp nối những kết quả và thành tích đạt được từ HMH trong giai đoạn I, dự án HMH giai đoạn II (HMH-II) tiếp tục mở rộng với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống cho NKT ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Dự án HMH-II hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật thông qua việc tăng cường chăm sóc và trợ giúp xã hội cho NKT nặng tại các tỉnh Bình Định, Kon Tum và Quảng Nam. Dự án HMH-II sẽ phát triển lực lượng lao động bền vững cho các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội và cung cấp thiết bị trợ giúp cho NKT nặng, phát triển các mô hình tài trợ cho các dịch vụ chăm sóc để đa dạng hóa nguồn cung cấp cho các hệ thống chăm sóc, và tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc và trợ giúp xã hội bằng cách tiêu chuẩn hóa các gói đào tạo chăm sóc và các công cụ ICT.

Chương trình đang diễn ra

Góp Heo Vàng trao tặng 9 thư viện nghệ thuật đến các khu vực khó khăn tại Lai Châu
Góp Heo Vàng trao tặng 9 thư viện nghệ thuật đến các khu vực khó khăn tại Lai Châu

Tin tức cộng đồng

Trao quà tặng cho 30 thanh thiếu nhi trong vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
Trao quà tặng cho 30 thanh thiếu nhi trong vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
20 nụ cười mới được trao tặng cho các em nhỏ khó khăn ở Tây Nguyên
20 nụ cười mới được trao tặng cho các em nhỏ khó khăn ở Tây Nguyên
20 nụ cười lành lặn đã được trao đi trong tháng 5/2023
20 nụ cười lành lặn đã được trao đi trong tháng 5/2023
80 em bé hở môi, hàm ếch có được nụ cười mới
80 em bé hở môi, hàm ếch có được nụ cười mới