Xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ là xã biên giới nghèo nhất tỉnh Sơn La. Đây là một địa phương thuần nông, nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là từ trồng trọt các loại cây ngô, khoai, sắn với sản lượng thấp, đầu ra bấp bênh.
Năm 2019, một dự án phát triển do Chính phủ Úc đã thí điểm thành công trồng cây măng Bát Độ, phù hợp thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng ngô, sắn như trước đây. Mặt khác, đây là giống cây dài ngày, dễ trồng và thu hoạch thường xuyên, tiết kiệm nguồn đất, nước trong canh tác nhờ hạn chế khai thác sản xuất mới. Cây măng Bát Độ được chứng minh có khả năng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào vùng cao Tân Xuân; tuy nhiên các nông dân địa phương gặp khó khăn về chi phí để đầu tư cây giống.
Cây măng Bát Bộ có khả năng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số
TreeBank mong muốn góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn từ việc trao tặng cây giống măng Bát Độ. Việc tặng cây giống này tạo vùng nông sản phù hợp với điều kiện địa phương và có hiệu quả kinh tế cao, mang lại lợi nhuận lâu dài. Sáng kiến này mang lại cho người dân Tân Xuân nguồn thu nhập bền vững, để họ có nguồn lực ban đầu tự thân làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Cùng giúp người dân trồng thêm tối thiểu 100ha với 50.000 cây giống trong năm 2023
Tổng diện tích quỹ đất có thể trồng măng Bát Độ của xã Tân Xuân là 276ha, trong đó đã trồng được khoảng 70ha còn lại hơn 200ha. Với giá trung bình của măng Bát Độ là 16.000 VNĐ/cây giống, chúng tôi kêu gọi cộng đồng, các nhà hảo tâm cùng chung tay gây quỹ 160.000.000 đồng để cùng TreeBank hoàn thành mục tiêu giúp người dân trồng thêm tối thiểu 100ha với 50.000 cây giống trong năm 2023. Mọi sự đóng góp của bạn sẽ góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỗi sự đóng góp của quý vị đều góp phần giúp đỡ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
Sự hài hòa giữa yếu tố sinh thái, xã hội và tính bền vững của dự án mở ra một tương lai tạo sinh kế bền vững và cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cải thiện môi trường và đất trồng, giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, và phát triển kinh tế xã hội bền vững tại những địa phương còn khó khăn.
Thông tin giới thiệu ngắn gọn về tổ chức Quỹ & Nhà tài trợ:
Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication) được thành lập từ năm 2010, là tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông phát triển. RED là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông phát triển, báo chí, chính sách, nghiên cứu, đào tạo và năng lực quản lý dự án. Từ 2019, RED xây dựng thêm mảng tiếp thị truyền thông vì sự phát triển (marcom for development) để tăng cường sự kết nối mạnh mẽ với các doanh nghiệp.
TreeBank (Ngân hàng cây) - Vườn ở khắp nơi là một chương trình của Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication).