Chung tay gây quỹ xây cầu dân sinh cho 200 hộ dân của 2 bản Tào Xa A và B thuộc xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

❤️ Địa hình của bản Tào Xa A và B trải dài theo dòng suối; nên khi mùa mưa đến, lưu lượng nước lớn, chảy xiết nên cầu tạm của bà con lại bị cuốn trôi không thể sử dụng được nữa.

30/10/2023
Địa hình của bản Tào Xa A và B trải dài theo dòng suối; nên khi mùa mưa đến, lưu lượng nước lớn, chảy xiết nên cầu tạm của bà con lại bị cuốn trôi không thể sử dụng được nữa.
Địa hình đồi núi bị chia cắt của xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - 1
Địa hình đồi núi bị chia cắt của xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - 2
Để duy trì kinh tế gia đình, dù mưa lũ, nhiều nguy hiểm rình rập,  người dân vẫn phải đi lại mỗi ngày
Thông tin quyên góp
Đồng hành cùng dự án
Siêu ứng dụng số 1 Việt Nam
Sức mạnh 2000
Đồng hành cùng dự án
Sức mạnh 2000
Tìm hiểu thêm >>
Đối tác đồng hành
Sức mạnh 2000
Sức mạnh 2000
Tìm hiểu thêm >>
200.193.311đquyên góp / 200.000.000đ

Lượt quyên góp

29.154

Đạt được

100%

Đã đạt mục tiêu

Câu chuyện

Bản Tào Xa A và B thuộc xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông là bản vùng cao khó khăn của tỉnh Điện Biên. Với đặc thù miền núi, đường đi lại trắc trở, đa số là đồng bào dân tộc người Mông sinh sống nên tỷ lệ hộ nghèo của bản chiếm tỉ lệ cao. Hai bản đều nằm ở vùng cao, xa trung tâm huyện, địa hình chia cắt bởi các dãy núi, sông suối, giao thông đi lại giữa các thôn bản đều phải đi qua các khe suối.

Địa hình đồi núi bị chia cắt của xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Cây cầu chắc chắn bắc qua suối là ước mơ khó hoàn thiện của người dân tại bản Tào Xa A và B. Chỉ khi có cầu, 200 hộ dân với hơn 1000 nhân khẩu tại 2 bản mới có thể thuận tiện hơn cho việc giao thương, hơn 200 em học sinh có thể an toàn đến trường mỗi ngày. Thế nhưng trên thực tế, hàng trăm hộ dân ngày ngày đang phải đối mặt với nguy hiểm vì cây cầu tạm bợ. Từ những năm trước đây người dân muốn qua suối đều phải dựng cầu tạm từ tre, gỗ hoặc lội qua khe suối. Địa hình của bản Tào Xa A và B trải dài theo dòng suối; nên khi mùa mưa đến, lưu lượng nước lớn, chảy xiết nên cầu tạm của bà con lại bị cuốn trôi không thể sử dụng được nữa. Giao thông bị chia cắt, người dân của bản Tào Xa A và B gần như bị tách biệt và học sinh không thể đến trường.

Khi mùa mưa đến, lưu lượng nước lớn, chảy xiết nên cầu tạm của bà con bản Tào Xa A-B bị cuốn trôi 

Dẫu có nhiều nguy hiểm nhưng người dân vẫn thường đi qua con suối này, bởi đó là con đường giao thương duy nhất của bà con bản Tào Xa A và B. Chính quyền xã Phì Nhừ cũng rất muốn xã hội hóa sửa chữa cây cầu nhưng rất khó. Vốn là địa phương thuần nông, có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, tới cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 14 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm gần 50%, thậm chí hàng năm tình trạng người dân thiếu đói vào mùa giáp hạt vẫn diễn ra; nên cũng chỉ huy động được người dân góp cây luồng, hòn đá, sức người để làm cầu tạm. Và sau mỗi mùa mưa lũ, cầu tạm bị cuốn trôi, người dân lại góp công, góp của làm lại từ đầu.

Để duy trì kinh tế gia đình, dù mưa lũ, nhiều nguy hiểm rình rập,  người dân vẫn phải đi lại mỗi ngày 

Trước những khó khăn của người dân bản Tào Xa A và B, Siêu ứng dụng MoMo kết hợp cùng Trung tâm Tình nguyện Quốc Gia và Dự án Sức Mạnh 2000 kêu gọi các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân cùng chung tay gây quỹ số tiền là 200.000.000 đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng để giúp đỡ bà con hai bản Tào Xa A và B xây một cây cầu dân sinh kiên cố, giúp cho việc đi lại giao thương trao đổi buôn bán hàng hóa được thông suốt, thuận tiện, giúp bà con nơi rẻo cao cải thiện đời sống, cũng như chắp cánh ước mơ cho các em bé vùng cao đến trường thêm thuận lợi, bình an. Cây cầu mới dự kiến sẽ có kết cấu bản bê tông cốt thép với chiều dài 6m, chiều rộng 2m trong đó chiều rộng xe chạy mặt cầu là 1.5m và chiều rộng lan can cầu là 2x0.5m. 

Hy vọng rằng khi cầy cầu mới được xây nên, những đứa trẻ sẽ an toàn đến trường, người dân sẽ yên tâm giao thương để phát triển kinh tế. Mỗi đóng góp của Quý vị đều vô cùng đáng quý đối với người dân hai bản Tào Xa A và B, hãy chung tay cùng chúng tôi trong dự án ý nghĩa này nhé!

Về Trung tâm Tình nguyện Quốc gia:
Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (VVC) do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập, là tổ chức cấp Quốc gia nhằm mục tiêu thúc đẩy, hỗ trợ và điều phối hoạt động tình nguyện vì sự phát triển ở Việt Nam. VVC Cung cấp đầy đủ thông tin về mọi hoạt động tình nguyện, tập huấn, hội thảo, hội nghị, diễn đàn thanh niên về các vấn đề xã hội trong nước và quốc tế. Là cầu nối giữa những tổ chức xã hội và những người đam mê tình nguyện.

Về dự án Sức mạnh 2000 - Ánh Sáng Núi Rừng:
Là một dự án gây quỹ xây trường được khởi xướng và điều hành bởi anh Hoàng Hoa Trung - Forbes 30 Under 30 2020, Gương mặt trẻ Việt Nam Tiêu biểu 2019. Tính tới tháng 2/2021, dự án đã xây dựng thành công gần 130 điểm trường, nhà nội trú, nhà hạnh phúc, cầu dân sinh ở các tỉnh vùng cao, giúp hơn 7000 trẻ em được đến trường. Tìm hiểu về dự án thêm tại: http://sucmanh2000.com

Nhà hảo tâm hàng đầu

Lê Quang Ý
5.000.000đ
Dương Thanh Đăng
5.000.000đ
Nhà hảo tâm
4.000.000đ
4
Ngô Nguyễn Văn Vinh Quang
2.200.000đ
5
Trương Minh Trí
2.000.000đ
6
Mai Huyền Anh
2.000.000đ
7
Nguyễn Hoàng Nam
2.000.000đ
8
Nhà hảo tâm
1.250.000đ
9
Nhà hảo tâm
1.000.000đ
10
Đinh Nhật Tú
1.000.000đ

Chương trình đang diễn ra

Trang mới cuộc đời – Cùng em đến trường: Chung tay hỗ trợ giáo dục cho 200 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Tp.Hồ Chí Minh
Trang mới cuộc đời – Cùng em đến trường: Chung tay hỗ trợ giáo dục cho 200 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Tp.Hồ Chí Minh

Tin tức cộng đồng

Cùng Đại Sứ Nước nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch cho các em học sinh tại Tp.HCM và Long An
Cùng Đại Sứ Nước nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch cho các em học sinh tại Tp.HCM và Long An
Tiếp bước đến trường cho 616 em học sinh nghèo tại Hậu Giang
Tiếp bước đến trường cho 616 em học sinh nghèo tại Hậu Giang
Tiếp thêm động lực cho các em học sinh nghèo vượt khó
Tiếp thêm động lực cho các em học sinh nghèo vượt khó
Mang thư viện ước mơ với hơn 10.000 quyển sách đến hơn 5.000 trẻ em đồng bảo thiểu số, thuộc vùng khó khăn
Mang thư viện ước mơ với hơn 10.000 quyển sách đến hơn 5.000 trẻ em đồng bảo thiểu số, thuộc vùng khó khăn