Chung tay quyên góp 150 gói hàng cứu trợ tới các gia đình đặc biệt khó khăn trong dịch bệnh

❤️ Cùng MSD và Ví MoMo gây quỹ hỗ trợ các mảnh đời khó khăn vì dịch bệnh tại TP.Hồ Chí Minh!

18/07/2021
Cùng MSD và Ví MoMo gây quỹ hỗ trợ các mảnh đời khó khăn vì dịch bệnh tại TP.Hồ Chí Minh!
Gia đình chị L. – anh C.
 Anh C. là người khiếm thị sống bằng nghề bán vé số
Nơi ở của một nhóm những người bán vé số: chật chội, mất vệ sinh. Người bán vé số đa phần là người già, người khuyết tật, phụ nữ nuôi con nhỏ
Cùng giúp đỡ những đứa trẻ phải sống trong những căn nhà lụp xụp, tối tăm
Thông tin quyên góp
Đồng hành cùng dự án
Siêu ứng dụng số 1 Việt Nam
Đối tác đồng hành
Việt Nam Yêu Thương
Việt Nam Yêu Thương
125.209.968đquyên góp / 150.000.000đ

Lượt quyên góp

16.557

Đạt được

83%

Đã hết thời hạn

Câu chuyện

Cuộc sống “bị trọng thương nặng nề” bởi dịch bệnh của người dân Sài Thành

Những ngày này, dịch bệnh có lẽ là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất, khiến cho người ta lo lắng và hoang mang nhất. Không lo lắng sao được khi mà con số ca mắc mới lên đến hàng nghìn, số người tử vong cũng tăng cao. Đặc biệt, TP.Hồ Chí Minh – thành phố phát triển bậc nhất cả nước lại đang trở thành điểm nóng dịch bệnh khi có hàng ngàn ca dương tính mỗi ngày, lệnh phong tỏa được công bố khắp nơi, người dân đều được yêu cầu ở trong nhà, rất nhiều ngành nghề buộc phải tạm dừng hoạt động. Dịch bệnh đã tác động và thay đổi mọi mặt của cuộc sống, mỗi người đều phải học cách thích nghi với cuộc sống mới. Tuy nhiên, đối với những người lao động nghèo, lao động tự do như bán vé số, làm thuê, phụ hồ, người khuyết tật, việc duy trì những nhu cầu thiết yếu, cơm áo gạo tiền… trong cuộc sống hàng ngày cũng là một thách thức vô cùng lớn.



Gia đình chị L. – anh C.

Xót thương nhất là hoàn cảnh của chị L. cùng chồng là anh C., cả 2 đều là người khiếm thị sinh sống tại Quận 6, TP.Hồ Chí Minh. Anh chị có 2 người con, trong đó cháu nhỏ không may bị bại não bẩm sinh. Chị L. kiếm sống chỉ bằng nghề bán vé số. Cuộc sống chỉ dựa vào thu nhập hạn hẹp từ việc bán vé số, hai vợ chồng không đủ tiền cho con đi học trường công nên phải gửi đứa con lớn đi học tại trường tình thương ở xa Sài Gòn và nhờ sự chăm sóc của các sơ, còn anh chị làm việc cật lực để chăm sóc đứa con nhỏ bại não. Tiền chữa trị, thuốc men, bỉm sữa cho con, chi phí sinh hoạt của gia đình… tất cả đè nặng lên đôi vai của đôi vợ chồng khuyết tật vốn dĩ đã chịu nhiều thiệt thòi. Ấy vậy mà, khi dịch bệnh bùng phát tại TP.Hồ Chí Minh, việc bán vé số phải tạm dừng, anh chị không còn cách nào khác để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày.



Anh C. là người khiếm thị sống bằng nghề bán vé số

Người ta vẫn nói TP.Hồ Chí Minh là thành phố hoa lệ: hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo. Chị L. và anh C. chỉ là một trong vô vàn những mảnh đời khó khăn, những con người yếu ớt có thể bị làn sóng dịch bệnh nhấn chìm bất cứ lúc nào. Có những con người mất việc, mất nhà cửa, trở thành người vô gia cư nằm trên các vỉa hè, gầm cầu. Có những người xếp hàng cả ngày dưới trời nắng nóng để xin được 1 suất cơm cả nhà ăn chung. Có cả những người phải cúi mình nhặt từng hạt gạo được hỗ trợ chỉ vì chiếc túi đựng bị rách.



Nơi ở của một nhóm những người bán vé số: chật chội, mất vệ sinh. Người bán vé số đa phần là người già, người khuyết tật, phụ nữ nuôi con nhỏ

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no” – đây chính là thời điểm mà những con người yếu ớt, khó khăn như chị L., anh C. hay rất nhiều những hoàn cảnh khác cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của chúng ta – những người may mắn hơn khi vẫn duy trì được những điều kiện sống hàng ngày.

Chung tay san sẻ với các mảnh đời khó khăn vì dịch bệnh tại TP.HCM

Trong khuôn khổ chiến dịch “Việt Nam Yêu Thương”, Ví MoMo hợp tác cùng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) xây dựng Dự án “Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong dịch” nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ cho những mảnh đời khó khăn này, những người mất việc, mất thu nhập, đang gồng mình lên để chống chọi với làn sóng dịch bệnh để sinh tồn.

Cùng giúp đỡ những đứa trẻ phải sống trong những căn nhà lụp xụp, tối tăm

Chúng tôi mong muốn gây quỹ 150.000.000 VND để trao gửi 150 phần quà hỗ trợ đến những hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh tại TP.Hồ Chí Minh. Phần quà bao gồm: thực phẩm (gạo, trứng, sữa, dầu ăn…), xà phòng, kem đánh răng, bàn chải, khẩu trang… những nhu yếu phẩm hàng ngày ước tính sử dụng trong khoảng 1 tháng với hộ gia đình 4-5 người. Dẫu rằng những phần quà này không lớn, nhưng có thể phần nào san sẻ gánh nặng với các gia đình trước khi nhịp sống thường ngày có thể quay trở lại, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin, nghị lực để vượt qua giai đoạn khó khăn, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch.

Và bạn cũng có thể góp một bàn tay cùng chúng tôi trên hành trình này, bằng cách quyên góp dù chỉ 1.000 đồng, 2.000 đồng cho chiến dịch, bởi mọi sự đóng góp trong lúc này đều vô cùng quý giá! Chung tay ngay!

Để cảm ơn các nhà hảo tâm, với mỗi lượt quyên góp cho chiến dịch nhận ngay 01 Heo Vàng(*) cùng 01 lượt quay may mắn nhận quà tri ân. Hãy tiếp tục lan tỏa tình thương và giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn nữa nhé.
(*)Lưu ý: Tối đa 5 Heo Vàng/dự án

*Sau khi hoàn thành chiến dịch kêu gọi quyên góp, MoMo sẽ tiến hành gửi toàn bộ số tiền 150,000,000 đồng quyên góp được tới Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) để triển khai dự án. Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về tiến độ dự án đến quý vị trong thời gian sớm nhất.

Về Dự án “Vì một Việt Nam không ai bị bỏ lại phía sau trong dịch”:
Dự án được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và nhóm các tổ chức xã hội đối tác từ năm 2020 khi làn sóng dịch bệnh đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của Dự án nhằm hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam tiếp cận với thực phẩm và vệ sinh cơ bản, giáo dục sức khỏe để tăng cường nhận thức và khả năng phục hồi liên quan đến dịch bệnh. Các kết quả mong đợi của Dự án bao gồm (1)Tiếp cận và hỗ trợ ở mức cơ bản về thực phẩm, vệ sinh hoặc bảo hiểm y tế cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương/thiệt thòi, những người không thể vượt qua hoặc không thể/khó tiếp cận hỗ trợ tài chính và thực phẩm của Chính phủ của Việt Nam trong ít nhất 2 tháng; (2) Nâng cao nhận thức và cung cấp giáo dục cho các nhóm dễ bị tổn thương về phòng ngừa dịch bệnh; (3) Xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội và cộng đồng tại Việt Nam trong việc hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương.

Về Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD)
Là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, MSD nỗ lực hành động vì một môi trường phát triển thuận lợi cho sự phát triển của khối các tổ chức xã hội và thúc đẩy việc thực hiện quyền của các nhóm cộng đồng bị lề hoá và dễ bị tổn thương, đặc biệt là nhóm trẻ em, thanh niên, phụ nữ và người khuyết tật. Hiện nay, MSD được công nhận là một tổ chức hàng đầu trong việc phối hợp, hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ nâng cao năng lực, đào tạo và tham vấn cho các tổ chức xã hội tại Việt Nam. Thêm vào đó, MSD cũng là một tổ chức chuyên nghiệp đáp ứng hiệu quả nhu cầu và bảo vệ quyền lợi của các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, thông qua tổ chức các dự án và hỗ trợ trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ, người vô gia cư, người nhập cư và người khuyết tật tại Việt Nam.

*MoMo biết rằng còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trên khắp đất nước của chúng ta cần được bảo trợ. Bạn hay các công ty hãy liên hệ với chúng tôi để cùng tài trợ, giúp đỡ tạo nên một cộng đồng Việt Nam nhân ái nhé! [email protected]

Chương trình đang diễn ra

Gây quỹ trao 10 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó tại Đồng Tháp cùng Quỹ Hands-On
Gây quỹ trao 10 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó tại Đồng Tháp cùng Quỹ Hands-On

Tin tức cộng đồng

Trao gậy trắng cho 300 người khiếm thị kém may mắn (Đợt 2)
Trao gậy trắng cho 300 người khiếm thị kém may mắn (Đợt 2)
Đợt 1 trao tặng 300 gậy trắng cho trẻ em khiếm thị hòa nhập cộng đồng
Đợt 1 trao tặng 300 gậy trắng cho trẻ em khiếm thị hòa nhập cộng đồng
Dự án sách nói đa ngôn ngữ giúp người khiếm thị tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng và thuận tiện hơn
Dự án sách nói đa ngôn ngữ giúp người khiếm thị tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng và thuận tiện hơn
147 hộ dân ở thôn Tân Thành đã có nước sạch sử dụng
147 hộ dân ở thôn Tân Thành đã có nước sạch sử dụng