Cùng PanNature “Bớt củi giữ rừng” - Chung tay xây 200 bếp cải tiến cho đồng bào người Mông ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

❤️ Cùng giúp bà con đồng bào người Mông ở 3 bản gần rừng thuộc xã Vân Hồ xây bếp cải tiến nhằm giảm sử dụng củi đun, bảo vệ sức khỏe con người, góp phần giữ cánh rừng tự nhiên thuộc hành lang núi đá vôi Hòa Bình - Sơn La, ngôi nhà của loài Vượn đen má trắng quý hiếm và nhiều loài muông thú khác.

21/08/2023
Cùng giúp bà con đồng bào người Mông ở 3 bản gần rừng thuộc xã Vân Hồ xây bếp cải tiến nhằm giảm sử dụng củi đun, bảo vệ sức khỏe con người, góp phần giữ cánh rừng tự nhiên thuộc hành lang núi đá vôi Hòa Bình - Sơn La, ngôi nhà của loài Vượn đen má trắng quý hiếm và nhiều loài muông thú khác.
Rừng Vân Hồ suy kiệt một phần do việc tích trữ củi đốt của người dân nơi đây
Bếp truyền thống của người H’Mông cần dùng nhiều củi và tạo nhiều khói bụi
Xây dựng thí điểm bếp cải tiến tiết kiệm củi tại bản Pa Cốp, xã Vân Hồ
Thông tin quyên góp
Đồng hành cùng dự án
Siêu ứng dụng số 1 Việt Nam
PanNature
Đồng hành cùng dự án
PanNature
Đối tác đồng hành
PanNature
PanNature
10.011.000đquyên góp / 300.000.000đ

Lượt quyên góp

768

Đạt được

3%

Thời hạn còn

64 Ngày

Câu chuyện

Câu chuyện về việc sử dụng bếp củi nơi vùng cao Vân Hồ, Sơn La

Xã Vân Hồ nằm ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, là một xã miền núi mang trọn vẻ đẹp của miền Tây Bắc nước ta. Cách Hà Nội khoảng 170 km, Vân Hồ cũng là một địa điểm du lịch ưa thích với cung đường chữ S huyền thoại, những mái nhà chìm trong sương sớm, những mùa hoa mận, hoa mai nở rộ… Sinh sống quanh dải rừng tự nhiên Vân Hồ, nơi có hệ động thực vật đa dạng và phong phú đó là 3 bản đồng bào dân tộc H’Mông gồm: bản Pa Cốp, bản Hua Tạt và Bó Nhàng 2 với hơn 600 hộ gia đình. Từ bao đời nay, đồng bào nơi đây sử dụng bếp củi như một thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như một phần văn hóa để giữ ngôi nhà luôn ấm áp, đặc biệt mỗi độ đông về. 

Tuy nhiên, nhiều hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy, việc sử dụng bếp củi truyền thống với kiềng sắt bên trên và củi đốt bên dưới thường cho hiệu quả nhiệt lượng không cao, người dân phải sử dụng nhiều củi để đun nấu và sưởi ấm. Mỗi hộ gia đình đều phải dành nhân lực để vào rừng lấy củi, tích trữ củi, đặc biệt là trong mùa đông hay mỗi dịp lễ tết. Theo thói quen và kinh nghiệm, người dân nơi đây thường hay lựa chọn những cây củi to, củi tốt để củi cháy đượm và tiết kiệm công đi lấy hơn, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới những cánh rừng Vân Hồ - nơi sinh sống của loài vượn đen má trắng nguy cấp quý hiếm.

Rừng Vân Hồ suy kiệt một phần do việc tích trữ củi đốt của người dân nơi đây

Bên cạnh đó, việc sử dụng bếp củi phát sinh nhiều khói bụi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nếu tiếp xúc thường xuyên và lâu dài; đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Hơn nữa nguy cơ hỏa hoạn từ bếp củi truyền thống cũng rất cao. Điều này đặt ra yêu cầu về một giải pháp mới thay thế bếp củi truyền thống nhằm giúp bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời bảo vệ rừng và đa dạng sinh học ở Vân Hồ nhưng vẫn giữ được thói quen, truyền thống bếp lửa của đồng bào H’Mông nơi đây.

Bếp truyền thống của người H’Mông cần dùng nhiều củi và tạo nhiều khói bụi

Chung tay “Bớt củi, giữ rừng” để bảo vệ con người và thiên nhiên

Hiểu được vấn đề này, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã khảo sát thực tế và thí điểm xây dựng bếp cải tiến tiết kiệm củi cho người dân bản Pa Cốp, xã Vân Hồ. Bếp cải tiến được xây bằng bê tông và gạch bao quanh. Qua kiểm nghiệm thực tế, bếp cải tiến có nhiều ưu điểm nổi trội so với bếp truyền thống:

  • Bếp tiết kiệm củi giúp giảm tới 60% lượng củi đốt, tiết kiệm tới 35% thời gian gom củi, nhóm bếp và đun nấu.
  • Nguyên liệu sử dụng và cách đun vẫn giữ nguyên như bếp truyền thống nên việc tuyên truyền sử dụng bếp cải tiến khá dễ dàng.
  • Ngoài nguyên liệu là củi như bếp truyền thống thì còn có thể sử dụng củi nhỏ hơn, hoặc các phế phẩm từ canh tác nông nghiệp như rơm rạ, lõi ngô...
  • Bếp được xây thành bếp đôi hoặc bếp ba, có thể đun tách riêng hoặc nhiều bếp cùng lúc.
  • Bếp được quây kín khói, hạn chế khói tỏa ra trong nhà và giảm nguy cơ cháy nổ.

Xây dựng thí điểm bếp cải tiến tiết kiệm củi tại bản Pa Cốp, xã Vân Hồ

Việc hỗ trợ người dân các bản sống gần rừng ở Vân Hồ làm quen, xây dựng và sử dụng bếp tiết kiệm củi sẽ góp phần không nhỏ vào công tác bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân địa phương. 

Để dự án được tiến hành, Siêu ứng dụng MoMo kết hợp cùng PanNature kêu gọi cộng đồng chung tay gây quỹ số tiền là 300.000.000 đồng để xây mới 200 bếp tiết kiệm củi cho 200 hộ dân ở các bản gần rừng thuộc xã Vân Hồ. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

  • Hỗ trợ xây dựng hơn 200 bếp tiết kiệm củi cho người dân không chỉ trong bản Pa Cốp mà thêm 02 bản gần rừng khác là bản Hua Tạt và bản Bó Nhàng 2 – đều thuộc xã Vân Hồ.
  • Lan tỏa mô hình bếp tiết kiệm củi ra toàn xã Vân Hồ và các địa phương khác, tạo hiệu ứng, đưa việc bảo vệ rừng vào thói quen hàng ngày của người dân.
  • Tổ chức các hoạt động tập huấn, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học trong khu vực.

Chung tay xây dựng thí điểm bếp cải tiến tiết kiệm củi tại bản Pa Cốp, xã Vân Hồ

Mọi đóng góp từ chương trình gây quỹ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp tới các hộ dân các bản, và nhân rộng mô hình trên phạm vi xã Vân Hồ. Chúng tôi tin rằng dự án sẽ thành công và hiệu quả hơn nếu có sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi sự đóng góp dù lớn hay nhỏ của bạn cũng sẽ giúp nâng cao đời sống người dân và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Về PanNature:
PanNature là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với sứ mệnh bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. Chúng tôi mong muốn Việt Nam sẽ là một xã hội bền vững và thân thiện với môi trường, tất cả mọi người có cuộc sống phồn vinh và hài hòa với thiên nhiên, những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng hợp lý, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước cho hôm nay và mai sau.

Nhà hảo tâm hàng đầu

Vũ Phạm Minh Anh
*******208
7.250.000đ
Lê Thị Hà Thu
*******546
1.003.061đ
Phạm Phương Chi
*******327
700.000đ
4
Lê Hồng Hiệp
*******447
500.000đ
5
Trần Thị Thanh Hải
*******875
500.000đ
6
Nguyễn Thị Nhung
*******818
500.000đ
7
Đại Khả Quỳnh
*******278
500.000đ
8
Luân Yến Thanh
*******163
410.000đ
9
Phạm Kim Chi
*******776
240.000đ
10
Ho Nguyen Minh Tram
*******310
200.000đ

Chương trình đang diễn ra

Mang Thư Viện Ước Mơ gồm 1.000 đầu sách cho 500 trẻ khó khăn ở Bình Thuận
Mang Thư Viện Ước Mơ gồm 1.000 đầu sách cho 500 trẻ khó khăn ở Bình Thuận