Top 5 lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí bạn cần tránh
Tổng hợp top 5 lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí thường gặp mà bạn cần tránh. Mức phạt Nhà nước quy định cho từng lỗi là như thế nào? Cùng MoMo tìm hiểu ngay!
Khi đi qua trạm thu phí, các tài xế thường chỉ tập trung vào việc thanh toán và tiếp tục hành trình mà không để ý xung quanh. Chính điều này khiến nhiều tài xế mắc phải những lỗi không ngờ tới. Trong bài viết này, hãy cùng điểm qua 5 lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí mà bạn cần tránh nhé.
1. Lỗi xe chưa dán thẻ ETC hoặc tài khoản không đủ tiền
Xe không sử dụng thẻ thu phí tự động ETC mà vẫn cố ý đi vào trạm thu phí tự động sẽ bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Người điều khiển phương tiện cũng sẽ bị tước giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng (Theo quy định tại khoản 4 và điểm b khoản 11 của Điều 5 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được điều chỉnh và bổ sung thông qua Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2022).
Người điều khiển phương tiện phải nộp tiền vào tài khoản thu phí của các điểm cung cấp dịch vụ dán thẻ ETC (Theo khoản 1 Điều 11 trong Quyết định 19/2020/QĐ-TTg). Tuy nhiên, đối với những trường hợp đã dán thẻ ETC nhưng tài khoản không đủ tiền để thanh toán phí và vẫn cố ý đi vào làn thu phí tự động thì sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, tài xế sẽ phải nộp phạt hành chính từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe trong khoảng 1 đến 3 tháng.
Để tránh mắc lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí nêu trên, bạn có thể thử ngay tính năng nạp phí không dừng ETC tự động cho thẻ Epass trên MoMo. Chỉ cần đăng ký 1 lần, ngay khi tiền trong ví của bạn không đủ số dư, MoMo sẽ tự động nạp tiền vào ví mà không cần bạn phải thao tác trước khi đi qua trạm. Giúp bạn yên tâm lái xe, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian hiệu quả.
2. Lỗi dừng xe tại trạm thu phí quá 5 phút
Dừng xe quá 5 phút là lỗi khi đi qua trạm thu phí phổ biến mà rất nhiều bác tài gặp phải. Mặc dù trước khi đến trạm thu phí khoảng 50m có biển báo “Cấm dừng xe quá 5 phút”, nhưng không phải ai cũng chú ý đến biển báo này. Nếu tài xế dừng xe quá thời gian hay gây ùn tắc giao thông khi quay đầu xe thì sẽ bị phạt theo quy định. Các mức phạt cho hành vi này chi tiết như sau:
- Người điều khiển sẽ bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng nếu dừng, đỗ xe hoặc quay đầu xe gây ùn tắc giao thông (Theo điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019).
- Người điều khiển sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng nếu không tuân thủ hiệu lệnh hoặc hướng dẫn của người kiểm soát giao thông (Theo điểm b khoản 5 của Nghị định 100/2019).
- Người điều khiển còn phải đối mặt với nguy cơ bị xử lý trách nhiệm hình sự nếu việc dừng đỗ ô tô gây ra ùn tắc giao thông và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (Theo quy định tại Điều 260 của Luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017).
3. Lỗi quá tốc độ khi chạy vào trạm thu phí
Nhiều tài xế thường mắc phải lỗi khi đi quá tốc độ khi qua trạm thu phí. Đặc biệt, lỗi này càng phổ biến hơn đối với các trạm thu phí có làn thu phí tự động ETC. Trước đây, các làn thu phí thủ công đều có gắn thanh barie chắn đường. Ngay từ phía xa, tài xế đã thấy và có thể giảm tốc độ và dừng xe lại để thanh toán. Nhưng hiện nay, xe ô tô có thể vừa đóng phí vừa di chuyển nếu đi vào làn thu phí tự động ETC. Do đó, nhiều tài xế đã không giảm tốc độ khi đến làn thu phí này.
Theo quy định, tài xế cần duy trì tốc độ dưới 30km/h đối với làn tự động và 5km/h đối với làn thủ công. Nếu vi phạm, người điều khiển xe sẽ bị phạt từ 600.000 VNĐ đến 800.000 VNĐ nếu vượt quá tốc độ 5-10km/h và 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ nếu đi quá 10-20km/h.
4. Lỗi không giữ khoảng cách đúng quy định
Ở các trạm thu phí đều sẽ gắn biển cảnh báo “Cự ly tối thiểu giữa các xe" nhằm quy định về khoảng cách giữa 2 xe. Tuy nhiên một số bác tài vì tập trung chạy xe hoặc chạy quá nhanh mà không quan sát và dẫn đến mắc lỗi khi đi qua trạm thu phí này.
Để đảm bảo an toàn giữa các xe, khoảng cách này thường được quy định từ 3m đến 8m. Đối với những xe không giữ đúng khoảng cách thì sẽ bị phạt từ 800.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ (Theo điểm I Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019).
5. Lỗi "trốn phí" khi lái vào làn xe máy
Việc sử dụng các mánh khóe như di chuyển vào làn xe máy để tránh trạm thu phí không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn gây ảnh hưởng đến trật tự giao thông và an toàn của bản thân cũng như người khác. Trong nhiều trường hợp, việc này có thể gây ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông và làm giảm hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông.
Đối với trường hợp trên, Theo điều 5 trong nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi khi đi qua trạm thu phí này sẽ được xử lý theo quy định như sau:
- Người điều khiển xe sẽ bị phạt từ 200.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ nếu không chấp hành biển báo, hiệu lệnh người giám sát giao thông hoặc vạch kẻ đường (Theo điểm a khoản 1).
- Người điều khiển xe sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu VNĐ nếu không đi đúng làn đường, phần đường đã quy định (Theo điểm đ khoản 5).
- Trường hợp người điều khiển xe bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu VNĐ nếu không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người giám sát giao thông (Theo điểm b khoản 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với các trường hợp trên. Nếu người điều khiển mắc lỗi gây tai nạn sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Trong thời gian giấy phép lái xe bị tước, tài xế hoàn toàn không được quyền lái xe. Nếu cố tình vi phạm, bạn sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 10 đến 12 triệu đồng cho ô tô và các phương tiện tương tự (Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP và sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP.)
Nhìn chung, 5 lỗi khi đi qua trạm thu phí nêu trên đều sẽ bị phạt tiền và có thể bị tước giấy phép lái xe. Vì thế, ngoài việc quan sát và lưu ý, bạn có thể sử dụng MoMo để nạp phí bất cứ lúc nào, trước khi bắt đầu di chuyển cũng như trong những trường hợp cấp bách.
6. Nạp tiền tài khoản thu phí không dừng bằng MoMo siêu nhanh
Thanh toán phí không dừng qua MoMo mang lại nhiều lợi ích vượt trội, đảm bảo an toàn, tiện lợi và tiết kiệm thời gian tối đa cho người dùng. Bạn chỉ cần mở MoMo và làm theo các bước sau:
- Bước 1: Tìm kiếm từ khóa “ePass” hoặc “VETC” > Chọn dịch vụ thu phí không dừng
- Bước 2: Chọn loại thẻ thu phí phù hợp > Nhập biển số xe > Chọn mức phí muốn nạp
- Bước 3: Xem lại thông tin > Chọn “Xác nhận” là hoàn tất
Một số ưu điểm của hình thức này có thể kể đến như:
- An toàn: MoMo được công nhận bởi chứng nhận bảo mật quốc tế PCI DSS, đảm bảo an ninh dữ liệu cho người dùng.
- Tiện lợi: Giao dịch có thể thực hiện ngay tại nhà, qua vài bước đơn giản trên ứng dụng, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Nhanh chóng: Nạp tiền vào tài khoản chỉ trong vài phút, không cần đến điểm giao dịch VETC để nạp tiền thủ công.
- Tiết kiệm chi phí: Nạp tiền online qua MoMo giúp tài xế không phải dừng xe tại làn thu phí, từ đó gián tiếp giảm tiêu thụ nhiên liệu, tăng tuổi thọ xe và giảm ô nhiễm.
Đặc biệt đối với những bác tài mới và đang tìm hiểu cách nạp phí ETC qua MoMo, hãy nhanh tay tải App để tận hưởng ưu đãi cực kỳ hấp dẫn lên tới 200.000đ
Hướng dẫn cách tạo tài khoản MoMo và nhập Code:
Bước 1: Tải app Momo > Chọn đăng ký tài khoản
Bước 2: Ở mục Ưu Đãi > Nhập mã "ETCMOMO"
Bước 3: Liên kết với ngân hàng nội địa không nằm trong các ngân hàng ko trả thưởng theo quy định, xem tại đây
Bước 4: Nạp tiền vào MoMo từ ngân hàng vừa liên kết (tối thiểu 10k). Tiếp tục xác thực tài khoản & định danh gương mặt. Sau khi hoàn tất sẽ nhận ngay gói quà tặng bao gồm:
- Giảm ngay 50.000đ khi nạp phí không dừng với số tiền từ 100.000đ.
- Giảm ngay 50.000đ khi thanh toán hóa đơn điện, truyền hình, internet, học phí từ 100.000đ.
- Giảm 20% tối đa 20.000đ khi thanh toán tại Tiki, Lazada, Tik Tok shop với đơn hàng từ 200.000đ.
- Giảm 50% tối đa 20.000đ khi mua ứng dụng hoặc trò chơi trên Apple/Google với số tiền từ 50.000đ.
- Giảm 10% tối đa 60.000đ khi đặt vé máy bay Vietnam Airlines từ 2.000.000đ trên ứng dụng MoMo.