Lễ trao giải do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (MPI) phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) chủ trì và được tổ chức bởi Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Sự kiện có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Ông Nishimura Yasutoshi - Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản; đại diện lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế cùng đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của 2 nước.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, MoMo CEO, (ngoài cùng bên phải), chụp hình lưu niệm với Lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), cùng đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của 2 nước tại Lễ trao giải “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023” ngày 3/11/2023. Ảnh MoMo
Chương trình nằm trong khuôn khổ hoạt động “ASEAN - Japan Co-Creation Fast Track Initiative” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đồng chủ trì. Chương trình được tổ chức tại Việt Nam với mục tiêu thu hút doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến từ Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á cùng giải quyết các vấn đề cấp thiết mà các doanh nghiệp, tập đoàn đang gặp phải.
Tại lễ trao giải, CEO MoMo ông Nguyễn Mạnh Tường, đã chia sẻ rằng hiện tại MoMo có nền tảng thiện nguyện trực tuyến với hàng triệu nhà hảo tâm đang quyên góp mỗi ngày, đã gây quỹ thành công hơn 5 triệu đô la Mỹ. Số tiền đó đã giúp xây trường, phẫu thuật tim hoặc phẫu thuật nụ cười cho hơn 100.000 trẻ em trong 3 năm qua.
Ông Nguyễn Mạnh Tường cho biết MoMo mong muốn người dùng Việt Nam coi việc thiện nguyện hư một phần quan trọng của các giao dịch tài chính hàng ngày. Ảnh: MoMo
"Với sứ mệnh thúc đẩy tài chính toàn diện, chúng tôi mong muốn truyền đạt kiến thức tài chính đến giới trẻ Việt Nam, trong đó coi việc thiện nguyện như một phần quan trọng của các giao dịch tài chính hàng ngày. Chúng tôi tin rằng việc xây dựng thói quen đóng góp cho xã hội sẽ giúp giới trẻ nhận biết được những vấn đề phức tạp về xã hội và môi trường mà Việt Nam đang đối mặt hiện nay. Hơn nữa, chúng tôi luôn mong muốn tìm ra những giải pháp có thể tích hợp việc quyên góp từ thiện vào các giao dịch tài chính hàng ngày của người dùng, như một hoạt động tự nhiên trong một hệ sinh thái lớn hơn", ông Nguyễn Mạnh Tường chia sẻ.
Ông Simon J.D. Schillebeeckx, Đồng sáng lập startup Handprint - đơn vị đã giành giải thưởng của chương trình và được MoMo chọn vì giải pháp đổi mới sáng tạo và tiềm năng nhất trong việc tạo ra giá trị thiết thực cho xã hội thông qua việc thiện nguyện, cho biết trong 24 năm tới, thế giới cần phải đầu tư 8,1 nghìn tỷ đô la Mỹ vào môi trường tự nhiên để tránh những hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái đất đai. Nếu chính phủ và các doanh nghiệp không tìm ra giải pháp đơn giản để việc đầu tư vào môi trường mang lại lợi nhuận, thì trái đất sẽ chịu những thay đổi tiêu cực mạnh mẽ trong hai, ba thập kỷ tới.
Ông chia sẻ rằng Handprint đã biến việc tạo ra những tác động tích cực cho thế giới, dù là về môi trường hay xã hội, thành một yếu tố quan trọng làm nên sự hấp dẫn của ứng dụng của họ. Điều này đã giúp biến người dùng của họ thành những khách hàng trung thành. Ông đưa ra một ví dụ trong trong thương mại điện tử (e-commerce), chỉ cần thêm một plugin nói rằng "Hey, chúng tôi sẽ trồng một cây nếu bạn mua sản phẩm này", thì doanh thu có thể tăng doanh số bán hàng lên đến 16%.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, MoMo CEO (bên trái) trao giải cho Ông Simon J.D. Schillebeeckx, Đồng sáng lập startup Handprint tại Lễ trao giải “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023” ngày 3/11/2023. Ảnh: MoMo
Ông cũng cho biết Handprint đã rất hào hứng khi MoMo đã đặt ra câu hỏi làm thế nào để biến việc quyên góp xã hội trở nên vui nhộn, hấp dẫn và cụ thể. Ở Handprint, bằng đổi mới sáng tạo, những khoản quyên góp sẽ biến thành những câu chuyện đáng chia sẻ.
Trong phần hỏi đáp, khi được CEO của MoMo hỏi về cách thu hút người dùng tham gia vào việc thiện nguyện, ông Simon đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biến công việc thiện nguyện làm đẹp cho thế giới trở thành trải nghiệm hàng ngày của người dùng, ngay cả với những người dùng không biết cách phân bổ tiền của mình một cách hiệu quả nhất.
Ông Simon cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cá nhân hóa trong nền tảng thiện nguyện, ông cho biết: "Hiện nay, hầu hết các nền tảng quyên góp khá đơn giản và thiếu tính cá nhân hóa. Chẳng hạn, nếu tôi quyên góp tiền để trồng một cây hoặc hỗ trợ một ca phẫu thuật, tôi muốn biết rằng đó là sự đóng góp của chính tôi. Một cách nào đó, tôi đã tạo ra một giá trị xã hội và như một người dùng, tôi muốn sở hữu giá trị đó và thực sự tự hào về nó".
Trả lời câu hỏi thứ hai về những thách thức và điều kiện thuận lợi để triển khai hệ thống này tại Việt Nam, ông Simon cho biết công việc chính của Handprint là hợp tác với các công ty quốc tế để hướng dẫn vốn vào các quốc gia có nhu cầu cao nhất, nơi mà hiệu quả từ việc đầu tư, từ giá trị của một đô la, có thể tạo ra tác động lớn nhất. Việt Nam, cũng như Indonesia và Campuchia, là những quốc gia như vậy.
"Tôi tin rằng tiềm năng ở đây là việc giúp mọi người thực hiện những việc có ý nghĩa cho thế giới và cũng là cho cộng đồng địa phương của họ. Chúng ta có thể thực hiện những việc ở quy mô nhỏ hơn, tập trung vào địa phương nhưng vẫn mang lại ý nghĩa lớn cho toàn cầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chính phủ về bảo vệ môi trường tự nhiên và phát triển xã hội", ông Simon nói thêm.
Từ các thách thức, các vấn đề cấp thiết được các doanh nghiệp, các tập đoàn của Nhật Bản và Việt Nam đưa ra, đã có 90 giải pháp để giải quyết các thách thức đó gửi tới chương trình sau hơn 2 tháng công bố chương trình (ngày 29/8). Ban tổ chức cho biết, 12 giải pháp của startup đã được lựa chọn trình bày tại buổi lễ, 6 giải pháp xuất sắc nhất được trao giải.
Trong đó Tập đoàn VinGroup đưa ra thách thức “Tối ưu hóa dung lượng pin xe điện đã qua sử dụng/hết tuổi thọ trong nền kinh tế tuần hoàn” và lựa chọn giải pháp của Emulsion Flow Technologies.
Công ty FPT IS thuộc Tập đoàn FPT công bố 2 thách thức “Nền tảng quản lý và giao dịch tín chỉ carbon xuyên biên giới” và “Trợ lý ảo hỗ trợ tra cứu thông tin pháp luật của các bộ ngành”; và lựa chọn giải pháp của FAEGER.
Tập đoàn Kokyu cần giải pháp giải quyết được vấn đề “Phát triển đô thị bền vững TOKYU Garden City nhằm tạo ra nơi tốt nhất để sống, làm việc và tham quan tại Việt Nam” và lựa chọn giải pháp của Vietcetera. Đơn vị này cũng dành được bầu chọn yêu thích nhất của khán giả.
Vấn đề được Tập đoàn Money Forward với thách thức xoay quanh “Hợp tác và mở rộng để hợp lý hóa B2B SaaS hoặc giải pháp Fintech” và đã chọn giải pháp Ecotek.
Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng (Nhật Bản) đưa ra đề bài liên quan tới “Phát triển phần mềm sử dụng công nghệ AI” và đã chọn lựa chọn là: RIKKEI.AI
Cùng điểm qua một số hình ảnh MoMo CEO tại Lễ trao giải “Inno Vietnam - Japan Fast Track Pitch 2023” ngày 3/11/2023 tại Hà Nội:
Vuốt để xem thêm