Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm đã xuất hiện từ cuối tháng 3/2024 và bắt đầu lan rộng từ tháng 4 đến nay. Mức tăng phổ biến dao động từ 0,1 - 0,5% tại các kỳ hạn khác nhau, với mức điều chỉnh cao nhất lên đến 1,7%. Từ đầu tháng 4, đã có 16 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,1 - 0,3%/năm cho các kỳ hạn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng lãi suất là do lượng tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng giảm sút.

1. Tại sao cần quan tâm lãi suất gửi tiết kiệm từ ngân hàng?

Khi gửi tiết kiệm, lãi suất chính là yếu tố quyết định khoản sinh lời của bạn trong tương lai đấy. Nếu lãi suất cao, số tiền bạn nhận được từ việc gửi tiết kiệm cũng sẽ cao hơn. Do đó, việc tìm hiểu lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất là điều cần thiết để tối ưu hóa lợi ích.

Hiện tại lãi suất gửi tiết kiệm đang ở mức từ 4 - 6%, nhưng do áp lực về tỷ giá, lạm phát và nhu cầu vốn trong nền kinh tế, dự báo lãi suất tiết kiệm có thể sẽ tăng thêm từ 0,5 - 1% vào nửa sau năm 2024. Dự báo từ các chuyên gia cho thấy lãi suất tiết kiệm có thể tăng nhẹ vào nửa cuối năm 2024, nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức thấp so với các giai đoạn trước đây. Chính sách tiền tệ vẫn sẽ ưu tiên hỗ trợ nền kinh tế, nhưng trong khuôn khổ kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá (Theo ngân hàng OUB).

Dự báo từ các chuyên gia cho thấy lãi suất tiết kiệm có thể tăng nhẹ vào nửa cuối năm 2024.

Dự báo từ các chuyên gia cho thấy lãi suất tiết kiệm có thể tăng nhẹ vào nửa cuối năm 2024.

2. Phân biệt giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiết kiệm

Thật ra lãi suất tiền gửi cũng có nhiều đặc điểm giống với lãi suất tiết kiệm, bởi vì tiết kiệm cũng là một khoản tiền gửi. Xem thông tin trong bảng bên dưới để rõ hơn bạn nhé:

Lãi suất tiền gửi

Lãi suất tiết kiệm

Đây là lãi suất được áp dụng cho các khoản tiền mà khách hàng gửi vào tài khoản ngân hàng, nhưng có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi thanh toán và không kỳ hạn thường có lãi suất thấp hơn do tính linh hoạt cao, cho phép khách hàng rút tiền bất cứ lúc nào mà không phải chịu phạt. Lãi suất thường dao động từ 0,1 - 1%/năm.

Tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn, nhưng phụ thuộc vào kỳ hạn gửi (thường từ 3 tháng, 6 tháng, đến 12 tháng hoặc dài hơn).

Đây là lãi suất áp dụng cho các tài khoản tiết kiệm, thường có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán hoặc không kỳ hạn.

Lãi suất tiết kiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại tài khoản tiết kiệm (ví dụ: tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) và thời gian gửi. Các tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn thường có lãi suất cao hơn do tính ràng buộc về thời gian.

Mức lãi suất tiết kiệm thường dao động từ 3 - 7%/năm tùy thuộc vào kỳ hạn và ngân hàng.

3. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm trước khi chọn ngân hàng gửi.

Lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn đều áp dụng chung 1 công thức sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365

  • Số tiền gửi: Tiền ban đầu bạn gửi vào tài khoản tiết kiệm.
  • Lãi suất: Mức lãi suất hàng năm của ngân hàng mà bạn gửi tiết kiệm.
  • Số ngày thực gửi: Số ngày giữa 2 lần gửi liền kề nhau. Nếu rút tiền trước hạn, số ngày thực gửi sẽ được tính đến ngày rút tiền.

Ví dụ: Khách hàng chọn gửi tiết kiệm tại một ngân hàng với số tiền gửi là 100.000.000 VND. Số tiền lãi trong những trường hợp khác nhau được tính như sau:

  • Lãi không kỳ hạn: Bạn gửi tiết kiệm không kỳ hạn 100,000,000 VND với mức lãi suất 1%/năm. Giả sử như đến ngày số 156 (tức sau khoảng hơn 5 tháng), khách hàng cần rút tiền. Số tiền lãi trong trường hợp này sẽ được tính như sau:

Số tiền lãi = 100.000.000 x 1% x 156/365 = 427.397 VND

Như vậy tổng số tiền bạn sẽ nhận được là: 100.000.000 + 427.397 = 100.427.397

  • Lãi có kỳ hạn 1 năm (12 tháng): Với cùng số tiền gửi và mức lãi suất 6%/năm. Bạn sẽ nhận được tiền lãi theo công thức như sau: 

Số tiền lãi = 100.000.000 x 6% x 365/365 =6.000.000 VND

Như vậy tổng số tiền bạn sẽ nhận được: 100.000.000 + 6.000.000 = 106.000.000 VND

Cách tính tiền lãi suất gửi tiết kiệm online:

  • Trong mỗi ứng dụng ngân hàng khác nhau, bạn chỉ cần chọn số tiền gửi, kỳ hạn gửi, lãi suất tiết kiệm và đưa ra quyết định. Ứng dụng sẽ tự động tính chi tiết và rõ ràng cho bạn. 

4. Lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng tháng 9/2024

Tổng hợp biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm đầu tháng 9/2024 cho thấy, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất, với mức thay đổi từ 0,1 - 0,8% tùy kỳ hạn và từng ngân hàng. Đặc biệt, các kỳ hạn được khảo sát bao gồm 6, 9, 12, và 24 tháng. Trong khi các ngân hàng thương mại nhà nước như Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank vẫn giữ mức lãi suất ổn định so với tháng 8, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đã có những thay đổi đáng kể.

  • Vietcombank vẫn giữ nguyên lãi suất, với các kỳ hạn 6 và 9 tháng là 2,9%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 4,6%/năm, và 24 tháng là 4,7%/năm, đây cũng là mức lãi suất cao tại ngân hàng này.
  • BIDV duy trì mức lãi suất 3%/năm cho kỳ hạn 6 và 9 tháng, trong khi kỳ hạn 12 và 24 tháng là 4,7%/năm.
  • VietinBank cũng ổn định lãi suất với 3%/năm cho kỳ hạn 6 và 9 tháng, 4,7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, và 4,8%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, cao nhất trong nhóm ngân hàng nhà nước.

Đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng như MBSacombank đã có những thay đổi tích cực:

  • MB đã tăng lãi suất kỳ hạn 6 và 9 tháng lên 4,0%/năm và kỳ hạn 12 tháng lên 4,8%/năm, với kỳ hạn 24 tháng đạt mức 5,7%/năm.
  • Sacombank điều chỉnh tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên 4,2%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 4,3%/năm, và kỳ hạn 12 tháng là 4,9%/năm.

Đáng chú ý, các ngân hàng như Eximbank, HDBank, Saigonbank, và TPBank đều đã tăng lãi suất trong tháng 8 và duy trì mức cao trong tháng 9. Một số ngân hàng như Techcombank đã có hai lần tăng lãi suất nhưng lại giảm lãi suất ở kỳ hạn 12 và 24 tháng vào đầu tháng 9.

Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất tiết kiệm thay đổi theo từng kỳ, nên tìm hiểu trước khi gửi tiết kiệm để có khoản lợi nhuận cao nhất.

Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất tiết kiệm thay đổi theo từng kỳ, nên tìm hiểu trước khi gửi tiết kiệm để có khoản lợi nhuận cao nhất.

5. So sánh lãi suất gửi tiết kiệm của từng ngân hàng trong các kỳ 3, 6, 12 và 24 tháng

Dưới đây là thông tin về lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng trong các kỳ khác nhau. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo trong một thời điểm nhất định và có thể thay đổi trong từng thời kỳ khác nhau. Để chắc chắn hơn, bạn có thể liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline ‎để được tư vấn cụ thể nhé. 

5.1 So sánh lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng có kỳ hạn 3 tháng

Dưới đây là bảng lãi suất tiết kiệm ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng, dẫn đầu là ngân hàng Cake by VPBank với 4,3%.

Ngân hàng

3 tháng (lãi suất - %)

Techcombank

3,8

TPBank

3,8

BAOVIET Bank

3,8

BVBank

3,8

CB

3,9

OCB

3,9

NCB

3,9

Dong A Bank

4

VPBank

4

VRB

4

BAC A BANK

4

Nam A Bank

4,1

OceanBank

4,2

Cake by VPBank

4,3

(Nguồn: Laodong.vn)

5.2 So sánh lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng có kỳ hạn 6 tháng

Dưới đây là bảng lãi suất tiết kiệm ngân hàng với kỳ hạn 6 tháng, dẫn đầu là ngân hàng Cake by VPBank với 5,5%.

Ngân hàng

6 tháng (lãi suất - %)

OceanBank

5

Nam A Bank

5

BAOVIET Bank

5

ABBank

5

HDBank

5

VRB

5,1

BVBank

5,1

Dong A Bank

5,2

VPBank

5,2

Kienlong Bank

5,2

BAC A BANK

5,2

NCB

5,25

CB

5,4

Cake by VPBank

5,5

(Nguồn: Laodong.vn)

5.3 So sánh lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng có kỳ hạn 12 tháng

Dưới đây là bảng lãi suất tiết kiệm ngân hàng với kỳ hạn 12 tháng, dẫn đầu là ngân hàng PVcomBank với 9,5%.

Ngân hàng

12 tháng (lãi suất - %)

VPBank

5,6

Kienlong Bank

5,6

NBC

5,6

ABBank

5,6

VRB

5,7

GPBank

5,75

Dong A Bank

5,8

SaigonBank

5,8

BVBank

5,8

BAC A BANK

5,8

Cake by VPBank

6,1

MSB

7

HDBank

7,7

PVcomBank

9,5

(Nguồn: Laodong.vn)

5.4 So sánh lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng có kỳ hạn 24 tháng

Dưới đây là bảng lãi suất tiết kiệm ngân hàng với kỳ hạn 24 tháng, dẫn đầu là ngân hàng NCB với 6,1%

Ngân hàng

24 tháng (lãi suất - %)

Nam A Bank

5,7

MB

5,7

VietABank

5,8

GPBank

5,85

VPBank

5,9

BAOVIET Bank

5,9

BAC A BANK

5,95

Dong A Bank

6

SaigonBank

6

BVBank

6

VRB

6

Cake by VPBank

6

OceanBank

6,1

NCB

6,1

(Nguồn: Laodong.vn)

6. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng giảm của lãi suất tiết kiệm 

Nguyên nhân làm cho lãi suất tiết kiệm tăng hoặc giảm được giải thích qua các yếu tố sau:

Lạm phát và tỷ giá: Lãi suất tiết kiệm có thể tăng do áp lực lạm phát và biến động tỷ giá. Khi tỷ giá tăng, ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất tiết kiệm để giảm bớt áp lực này và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Giá vàng: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các kênh đầu tư như vàng với tỷ suất sinh lời cao hơn khiến ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất tiết kiệm để cạnh tranh thu hút vốn. Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng mạnh, đẩy các ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm để duy trì sự hấp dẫn của kênh đầu tư này.

Cầu tín dụng phục hồi: Tăng trưởng tín dụng bắt đầu phục hồi, đặc biệt từ cuối tháng 5/2024, dẫn đến nhu cầu nguồn vốn tăng cao. Điều này buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho vay.

Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng: Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là những ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, đã điều chỉnh lãi suất tăng để cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn trong việc thu hút tiền gửi từ khách hàng.

Nhu cầu vốn cuối năm: Giai đoạn cuối năm luôn là mùa cao điểm cho vay của các ngân hàng, đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và thị trường bất động sản. Để đảm bảo thanh khoản và đáp ứng các nhu cầu này, các ngân hàng cần phải tăng cường huy động vốn, dẫn đến việc lãi suất tiết kiệm có xu hướng tăng.

Kết luận

MoMo hy vọng bạn đã có đầy đủ thông tin để lựa chọn ngân hàng với lãi suất hấp dẫn nhất trong tháng 9 hoặc cuối năm nay. Với bảng so sánh và các thông tin hữu ích về ngân hàng nào lãi suất tiết kiệm cao nhất, hãy cân nhắc kỹ để tối ưu hóa số tiền tiết kiệm của bạn nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được xem là lời khuyên tài chính, đầu tư, hoặc pháp lý chính thức. MoMo không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. MoMo khuyến khích bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ cố vấn tài chính hoặc chuyên gia trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào liên quan đến tài chính cá nhân.