1. Các loại thuế khi mua ô tô

Ở Việt Nam, khi mua ô tô sẽ phải chi trả qua 4 khoản thuế, bao gồm:

1.1 Thuế nhập khẩu xe ô tô

Thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam áp dụng cho các dòng xe nhập khẩu từ nước ngoài, không áp dụng cho các dòng xe được lắp ráp trong nước. Thuế nhập khẩu được tính dựa trên giá trị thực của ô tô và thường áp dụng khi sản phẩm ô tô được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Chính sách này nhằm khuyến khích việc phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, tăng cường nội địa hóa và hỗ trợ doanh nghiệp ô tô nội địa trong quá trình sản xuất và lắp ráp ô tô.

Mức thuế nhập khẩu xe ô tô được phân loại thành:

Trong ASEAN

Ngoài ASEAN

Nhập từ nước Thái Lan, Indonesia :

  • Trên 40% tỷ lệ nội địa hóa: Thuế 0%
  • Dưới 40% tỷ lệ nội địa hóa: Thuế 40%

(nội địa hóa 40% là sản xuất được 40% linh kiện trong xe ở trong nước)

Trên thế giới sẽ áp dụng: thuế 70%

Cập nhật từ 1/1/2021, theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA):

  • Những xe có phân khối từ 2.500cc trở lên sẽ giảm về 0% sau 9 năm
  • Những xe có phân khối 2.500cc trở xuống sẽ giảm về 0% sau 10 năm
  • Thuế xe ô tô ở Việt Nam không áp dụng đối với các xe đã qua sử dụng, xe con, xe 10 chỗ trở lên và xe chở hàng.
  • Các dòng xe có xuất xứ từ châu Âu sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu từ 60.5% - 63/8% tùy theo dung tích xy lanh.

1.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Tại Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho tất cả các loại xe ô tô, bao gồm cả những chiếc được sản xuất trong nước và những chiếc được nhập khẩu. Đối với các loại xe được chế tạo và lắp ráp trong nước, thuế này thường là một trong những chi phí quan trọng nhất, với mức thuế thay đổi tùy thuộc vào dung tích xi lanh của động cơ.

Cụ thể, đối với xe có dung tích xi lanh từ 1.0L đến 2.5L, mức thuế tiêu thụ đặc biệt có thể nằm trong khoảng từ 35% đến 60%. Mức thuế này đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giá bán của ô tô và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được nêu rõ trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - số 70/2014/QH13, Luật 106/2016/QH13 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ:

Loại xe ô tô

Thuế suất (%)

A. Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g

Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống

35

Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3

40

Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3

50

Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

60

Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3

90

Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3

110

Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3

130

Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3

150

B. Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g

15

C. Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g

10

D. Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g

Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống

15

Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

20

Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

25

Đ. Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng

70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d

E. Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d

G. Xe ô tô chạy bằng điện

Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

15

Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

10

Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

5

Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

1.3 Thuế giá trị gia tăng

GTGT không chỉ áp dụng cho ô tô mà còn đối với mọi loại hàng hoá và dịch vụ tại Việt Nam. Cơ sở pháp lý của GTGT đối với ô tô nhập khẩu được quy định trong Điều 6 và Điều 7 của Luật thuế giá trị gia tăng 2008, đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2016.

Người mua ô tô sẽ phải trả một khoản tiền thuế giá trị gia tăng là 10% của giá trị ô tô (bao gồm cả các khoản thuế và phí khác)

1.4 Thuế trước bạ ô tô

Thuế trước bạ ô tô là một trong các khoản thuế ô tô tại Việt Nam và được tính theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP. Cụ thể, theo quy định này, lệ phí trước bạ ô tô được tính theo công thức:

Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ theo từng loại xe x Tỷ lệ (%) phí trước bạ

Trong đó, giá tính lệ phí trước bạ được quy định cụ thể theo từng loại xe theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP.

Dưới đây là mức tỷ lệ (%) phí trước bạ được quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP:

Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô

2%

Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả xe con pick-up)

 

10% (Có thể điều chỉnh cao hơn tuỳ một số trường hợp nhưng tối đa không quá 15%)

Ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống

60% mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống

Ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 950 kg

Ô tô điện chạy pin

50% mức thu đối với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi.

Ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống; ô tô pick-up chở hàng có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 950 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống; ô tô tải VAN có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 950 kg nộp lệ phí trước bạ lần 2 trở đi

2% (Áp dụng toàn quốc)

2. Các loại phí khi mua ô tô

Ngoài các khoản thuế, khi mua ô tô, người mua thường phải đối mặt với nhiều loại phí khác nhau. Dưới đây là một số loại phí phổ biến mà người mua ô tô có thể phải đóng:

2.1 Phí kiểm định

Thông tư 238/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, được sửa đổi bởi Thông tư 55/2022/TT-BTC, quy định mức giá kiểm định đối với các dòng xe ô tô như sau:

STT

Loại xe cơ giới

Mức giá

1

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng

570

2

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 7 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo

360

3

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 2 tấn đến 7 tấn

330

4

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 2 tấn

290

5

Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự

190

6

Rơ moóc, sơ mi rơ moóc

190

7

Xe ô tô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt

360

8

Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe)

330

9

Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe)

290

10

Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương

250

2.2 Phí cấp giấy kiểm định

Theo biểu mức thu phí, lệ phí ban hành Thông tư 36/2022/TT-BTC quy định mức thu cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới là 40.000 đồng/giấy.

Riêng giấy chứng nhận cấp cho xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương) là 90.000 đồng/giấy.

2.3 Phí cấp biển ô tô

Thông tư 229/2016/TT-BTC nêu rõ chi phí lấy biển số cho xe ô tô mới như sau:

Loại phương tiện

KV1

(Hà Nội, TP.HCM)

KV2

(Thành phố, thị xã)

KV3

(khu vực còn lại)

Ô tô chở người dưới 9 chỗ

20,000.000 VNĐ

1,000,000 VNĐ

200,000 VNĐ

Các loại ô tô khác

500,000 VNĐ

150,000 VNĐ

150,000 VNĐ

Sơ mi rơ móc, rơ móc rời

200,000 VNĐ

100,000 VNĐ

100,000 VNĐ

2.4 Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc

Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 04/2021/TT-BTC quy định:

Xe ô tô không kinh doanh vận tải

Phí BH 

Loại xe dưới 6 chỗ

437.000

Loại xe từ 6 đến 11 chỗ

794.000

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ

1.270.000

Loại xe trên 24 chỗ

1.825.000

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

437.000

Xe ô tô kinh doanh vận tải

Phí BH 

Dưới 6 chỗ theo đăng ký

756.000

6 chỗ theo đăng ký

929.000

7 chỗ theo đăng ký

1.080.000

8 chỗ theo đăng ký

1.253.000

9 chỗ theo đăng ký

1.404.000

10 chỗ theo đăng ký

1.512.000

11 chỗ theo đăng ký

1.656.000

12 chỗ theo đăng ký

1.822.000

13 chỗ theo đăng ký

2.049.000

14 chỗ theo đăng ký

2.221.000

15 chỗ theo đăng ký

2.394.000

16 chỗ theo đăng ký

3.054.000

17 chỗ theo đăng ký

2.718.000

18 chỗ theo đăng ký

2.869.000

19 chỗ theo đăng ký

3.041.000

20 chỗ theo đăng ký

3.191.000

21 chỗ theo đăng ký

3.364.000

22 chỗ theo đăng ký

3.515.000

23 chỗ theo đăng ký

3.688.000

24 chỗ theo đăng ký

4.632.000

25 chỗ theo đăng ký

4.813.000

Trên 25 chỗ

[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ - 25 chỗ)]

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

933.000

Xe ô tô chở hàng (xe tải)

Phí BH 

Dưới 3 tấn

853.000

Từ 3 đến 8 tấn

1.660.000

Trên 8 đến 15 tấn

2.746.000

Trên 15 tấn

3.200.00

2.5 Phí bảo trì đường bộ

Mức thu phí sử dụng đường bộ được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 70/2021/TT-BTC:

Loại phương tiện chịu phí

Mức thu (nghìn đồng)

tháng

tháng

tháng

12 

tháng

18

tháng

24

tháng

30 

tháng

Xe chở người <10 chỗ đăng ký tên cá nhân, hộ  KD

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

Xe chở người <10 chỗ (trừ xe quy định tại điểm 1); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ <4.000 kg; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ.

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

Xe chở người từ 10 đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

Xe chở người từ 25 đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg

590

1.770

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

Theo đó:

  • Mức thu của 1 tháng năm thứ 2 = 92% mức phí của 01 tháng trong biểu nêu trên (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí)
  • Mức thu của 1 tháng năm thứ 3 = 85% mức phí của 01 tháng trong biểu nêu trên (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí)

Lưu ý rằng các quy định và thuế có thể thay đổi, vì vậy luôn nên kiểm tra với cơ quan quản lý giao thông hoặc thuế vụ địa phương để có thông tin chi tiết và cập nhật mới nhất.

Kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách tính thuế ô tô tại Việt Nam và các thông tin liên quan, từ đó có thể giúp quý đọc giả lựa chọn chiếc xe phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Việc hiểu rõ về các loại thuế và phí liên quan đến ô tô là quan trọng để người mua có thể làm quyết định thông tin và tài chính. 

Để cập nhật những thông tin, quy định hiện hành cho người điều khiển ô tô, cũng như các chương trình khuyến mãi độc quyền khi mua Bảo hiểm Thân vỏ Ô tô, Bảo hiểm TNDS Ô tô Bắt buộc trên MoMo, tham gia ngay Cộng Đồng Bảo Hiểm bạn nhé! 

Chúc bạn tìm được chiếc xe ưng ý và trải nghiệm an toàn và hạnh phúc trên đường!

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:

  • Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút)
  • Email: [email protected]
  • Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.