Các loại giấy tờ xe ô tô bạn cần biết
Khi tham gia giao thông, các chủ xe cần mang theo đầy đủ các loại giấy tờ xe ô tô. Bởi khi lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra mà chủ xe không mang theo có thể sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, bạn cần mang theo những loại giấy tờ nào, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nộp hồ sơ bồi thường ngay trên MoMo
Cung cấp bởi các nhà bảo hiểm hàng đầu thị trường
PVI, Liberty, Bảo Long, MIC,...
1. Các loại giấy tờ xe ô tô bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 58 bộ Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông cần mang theo các loại giấy tờ xe ô tô, bao gồm:
- Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện
- Giấy đăng ký xe ô tô
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, hay còn gọi là sổ đăng kiểm xe ô tô
- Giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự
- Giấy tờ xe bản gốc do ngân hàng cung cấp trong trường hợp mua xe ô tô trả góp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, tất các loại giấy tờ xe ô tô như: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe ô tô, sổ đăng kiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự đều phải là bản gốc. Các loại giấy tờ xe ô tô loại photo, sao chép sẽ không được lực lượng chức năng chấp nhận và chủ xe có thể bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng.
Lấy báo giá bảo hiểm vật chất ô tô
Chọn loại hình bảo hiểm hiện có
Bạn có sử dụng xe để kinh doanh vận tải?
Thông tin xe
2. Lỗi không mang giấy tờ xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô không mang theo giấy tờ xe có thể chịu mức phạt như sau:
2.1 Đối với giấy phép lái xe
- Không có giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng. Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ tạm giữ phương tiện trong 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Không mang theo giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng. Trừ trường hợp: Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, từ Giấy phép quốc tế do Việt Nam cấp. Nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia sẽ bị phạt 4.000.000 - 6.000.000 đồng. Ngoài ra, bị giam giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Lỗi phạt căn cứ pháp lý: Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
2.2 Đối với giấy đăng ký xe ô tô
- Không có giấy đăng ký xe ô tô: Theo quy định có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng. Bên cạnh đó, chủ xe còn bị tước giấy phép lais xe từ 1 - 3 tháng và tạm giam phương tiện trong 7 ngày trước khi có quyết định xử phạt.
- Không mang theo giấy đăng ký xe ô tô: Theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng. Ngoài ra, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của phương tiện, thì phương tiện sẽ bị tịch thu nhằm phục vụ điều tra.
Lỗi phạt căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
2.3 Đối với sổ đăng kiểm
- Lỗi không có sổ đăng kiểm xe ô tô hoặc hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng.
- Lỗi không mang theo sổ đăng điểm xe ô tô: Sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.
Lỗi phạt căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
2.4 Đối với Bảo hiểm Xe ô tô
Không có hoặc không mang theo Bảo hiểm TNDS Ô tô Bắt buộc theo quy định có thể bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.
Kết
Trên đây là các loại giấy tờ xe ô tô mà bạn cần chuẩn bị và mang theo khi tham gia lưu thông tại Việt Nam. Đặc biệt, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xe những lúc đi chơi xa, tránh việc bị kiểm tra và mất tiền không đáng. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị một cách chu đáo nhất.
Đừng quên theo dõi Cộng Đồng Bảo Hiểm để cập nhật những giải-đáp thêm về bảo hiểm, cũng như những chương trình khuyến mãi độc quyền khi mua Bảo hiểm Vật chất Thân vỏ Ô tô, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Ô tô Bắt buộc nhé!
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:
- Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút)
- Email: [email protected]
- Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.