4 loại giấy tờ ô tô bắt buộc cần có khi tham gia giao thông - Đây là một thông tin được rất nhiều chủ xe quan tâm, điều này là yếu tố đảm bảo sự hợp pháp và an toàn của việc lái xe. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Việc tuân thủ quy định về giấy tờ ô tô là một phần quan trọng của việc tham gia giao thông an toàn và hợp pháp. Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra giấy tờ của người lái xe ô tô bất cứ khi nào họ thấy cần thiết, thường là trong quá trình kiểm tra phương tiện giao thông hoặc tại các chốt kiểm soát giao thông. Kiểm tra giấy tờ ô tô giúp cảnh sát kiểm tra xe hợp pháp, tuân thủ các quy định bảo hiểm… nhằm giữ an toàn cho bạn và mọi người xung quanh. 

Vì thế, bạn cần mang đầy đủ giấy tờ ô tô bắt buộc, trong trường hợp bạn không đem hoặc bị mất giấy tờ thì cảnh sát giao thông có thể xử lý theo pháp lý, tạm giữ xe và phạt tiền. Cụ thể mức phí phạt sẽ ở phần thông tin dưới đây. 

Mức phí phạt nếu xe ô tô không đủ giấy tờ bắt buộc 

Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP): Người điều khiển ô tô không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng.

Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô quên không mang giấy phép lái xe (theo Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc: Đối với xe ô tô, phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng Theo điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). 

Đây là mức phí phạt nếu giấy tờ xe bạn không có hoặc hết hạn hay nhẹ nhất là bỏ quên ở nhà, vì thế trong mọi trường hợp điều khiển xe ô tô bạn cần đảm bảo mình đủ 4 loại giấy tờ sau. 

4 loại giấy tờ bắt buộc mà công an sẽ kiểm tra người lái xe ô tô 

Theo quy định mới từ 15-9, 4 loại giấy tờ cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra với người lái ô tô theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023 của Bộ Công an gồm:

1. Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe).

Giấy chứng nhận đăng ký xe, chứng minh chủ sở hữu cùng với thông tin chi tiết về xe: Số khung, số máy, loại xe, trọng lượng, màu sắc, và các thông tin quan trọng khác về xe.

2. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Đây là bảo hiểm bắt buộc để bảo vệ người khác và tài sản trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông.

Quyền lợi Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Ô tô hay Bảo hiểm Ô tô Bắt buộc: Chi phí bồi thường thiệt hại về thương tích/bệnh tật cho bên thứ ba, hoặc thiệt hại về tài sản của bên thứ ba sẽ được công ty bảo hiểm chi trả theo hạn mức bồi thường quy định. 

Ví dụ: Nếu anh A gây tai nạn cho anh B khi tham gia giao thông thì Bảo hiểm Ô tô Bắt buộc có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh B theo quy định của pháp luật.

3. Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng kiểm). 

Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật chứng minh rằng xe của bạn đã qua kiểm tra và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và môi trường. Bạn cũng nên lưu ý thời hạn kiểm định chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, nên bạn tránh để bị hết hạn. 

4. Giấy phép lái xe

Đây là giấy tờ để công an kiểm tra bạn có đủ khả năng lái xe hợp pháp. Công an sẽ kiểm tra loại giấy phép bạn sở hữu và xem xét xem nó còn hiệu lực hay không. 

Tuy là 4 loại giấy tờ bắt buộc, nhưng việc đem theo giấy tờ 24/7 mỗi khi điều khiển ô tô sẽ rất bất cập. Rất may đã có VNeID, nói đơn giản thì đây là một dạng giấy tờ điện tử giúp bạn tiện lợi hơn cũng như tránh làm mất. 

Có được sử dụng VNeID thay thế giấy tờ xe khi cảnh sát giao thông kiểm tra?

Quy định tại điểm (a) khoản 2 điều 12 Thông tư 32/2023 của Bộ Công an đã rõ ràng như sau: Khi các hệ thống cơ sở dữ liệu đã được liên kết với hệ thống định danh và xác thực điện tử, có khả năng xác định các thông tin tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát được thực hiện thông qua việc so sánh thông tin từ các tài liệu điện tử trong tài khoản định danh và được coi như kiểm tra trực tiếp các giấy tờ vật lý.

Do đó, trong tình huống mà các cơ sở dữ liệu đã liên kết với hệ thống định danh và xác thực điện tử hoàn toàn hợp pháp trong việc kiểm tra giấy tờ. Có nghĩa là VNeID có thể được sử dụng như một tùy chọn thay thế cho giấy tờ xe khi CSGT kiểm tra xe.

Khi người điều khiển phương tiện cung cấp thông tin từ tài khoản định danh điện tử của họ, thông tin từ các giấy tờ trong tài khoản định danh điện tử sẽ được kiểm tra và so sánh trong quá trình kiểm soát. Nếu trong quá trình này phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tài khoản định danh điện tử có thông tin giả mạo, hoặc nếu cá nhân hoặc tổ chức đang vi phạm theo các quy định, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ, thu hồi quyền sử dụng, hoặc tịch thu giấy tờ.

Trong trường hợp có vi phạm liên quan đến giấy tờ đòi hỏi kiểm tra thêm, thì cảnh sát giao thông được đề nghị kiểm tra ra các giấy tờ liên quan để thực hiện các biện pháp xử lý theo luật pháp hiện hành.

Kết

MoMo hi vọng qua bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin về giấy tờ ô tô bắt buộc khi tham gia giao thông. 

Cần mua Bảo hiểm Ô tô Bắt buộc nhanh chóng, gợi ý bạn trang bị ngay trên MoMo. Không chỉ mua bảo hiểm chỉ với vài thao tác, bạn còn được tha hồ lựa chọn nhà bảo hiểm yêu thích của mình trên cùng 1 ứng dụng. 

Biết thêm nhiều ưu đãi khi mua bảo hiểm, theo dõi MaMa Bảo Hiểm trên MoMo ngay! 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:

  • Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút)
  • Email: [email protected]
  • Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.