Chọn an tâm hay chọn tiếc nuối?

Sự Kiện
19/04/2019·1.4K

Trần Thùy Linh, 30 tuổi đang xếp hàng check-in ở sân bay Tân Sơn Nhất, chuẩn bị chuyến đi Phuket - Thái Lan. Cô chợt nhớ tới vụ sóng thần năm nào ở Vịnh Andaman vốn yên bình, phẳng lặng. “Ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra” – Linh nghĩ, và mở điện thoại để mua ngay sản phẩm Bảo hiểm du lịch khu vực Đông Nam Á phòng thân.

Chọn an tâm hay chọn tiếc nuối?

Nhà báo Nguyễn Trọng Phước (báo Thanh Niên), một blogger du lịch có tiếng trên Facebook cũng chia sẻ câu chuyện khi đi du lịch tới Đài Loan vài năm trước cùng người thân của mình. Khi tới sân bay làm thủ tục chuẩn bị về nước, vì hành lý mang theo khá nhiều và lỉnh kỉnh nên khi di chuyển bằng thang cuốn trong sân bay thì người cô (đã khá lớn tuổi) chới với và ngã ngửa. Dù bảo vệ đã kịp thời nhấn nút dừng thang khẩn cấp, người cô chỉ bị sưng và trầy nhẹ nhưng nhân viên y tế sân bay từ chối cho lên máy bay màc thay vào đó yêu cầu tới bệnh viện Đào Viên kiểm tra.

Tự dưng lại được ở Đài Loan thêm ngày nữa. Một đống chi phí cấp cứu: chi phí khám ban đầu ở sân bay, chi phí xe cứu thương, CT (chụp cắt lớp vi tính), thuốc, và khách sạn phát sinh... nhớ đâu gần 12 triệu được bảo hiểm du lịch thanh toán gần như hết”, anh Phước viết về chuyến du lịch khó quên của gia đình.


Đây là một trong hàng ngàn câu chuyện, hàng ngàn trường hợp mà bất kỳ ai cũng đã được nghe kể qua bạn bè, người thân, hoặc đọc đâu đó trên các trang mạng xã hội như facebook, hay trên báo chí. Để “phòng bệnh” khá nhiều người đã chọn hình thức mua bảo hiểm du lịch như một cách phòng xa, đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra cho mình hay gia đình.


Nhiều sản phẩm bảo hiểm như du lịch, sức khỏe, xe cộ, nhà cửa… hiện có thể được mua trực tuyến cực kỳ đơn giản, hợp đồng bảo hiểm được xác nhận online, gửi vào email. Như bảo hiểm du lịch, có thể mua sát giờ bay và có hiệu lực ngay khi bạn bước qua cửa an ninh/cửa xuất cảnh. Công nghệ thực sự giúp sức cho việc xóa bỏ ngại ngần của mọi người khi cần tìm hiểu và mua các sản phẩm bảo hiểm.


Tại Việt Nam, nơi có tới 2/3 dân số dưới 35 tuổi, luôn sẵn sàng các thiết bị di động kết nối mạng, việc mua bảo hiểm đang ngày càng trở nên đơn giản và nhanh chóng. Không chỉ du lịch, các công ty bảo hiểm đang nhanh chóng đưa toàn bộ quy trình tính phí, mua bảo hiểm lên các ứng dụng (app), website. Thậm chí, chỉ trên một ứng dụng Ví MoMo duy nhất, khách hàng còn có thể tiếp cận, xem xét thông tin và mua các sản phẩm bảo hiểm của nhiều công ty như Liberty, Bảo Việt, PTI, PVI, VietinBank, GIC, MIC, Bảo Long…

Con số chi trả bồi thường của ngành bảo hiểm cho thấy rủi ro đang rình rập và không hề nhẹ nhàng như chúng ta vẫn tưởng (khi chưa xảy ra cơ sự gì). Hàng tháng, các doanh nghiệp bảo hiểm chi bồi thường trung bình khoảng 2.500 tỷ đồng. Số tiền bồi thường lớn dần qua các năm. Chỉ trong 3 năm 2015-2018, số tiền chi trả quyền lợi cho người được bảo hiểm là 113.000 tỷ đồng, bằng cả giai đoạn 15 năm trước đó.

Trong 05 tháng đầu năm 2018, số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ đạt 7.411 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 41,16%; cao hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2017 (33,67%). 5 DNBH có tỷ lệ bồi thường trên 50% là MSIG (92,55%), Phú Hưng (77,53%), Liên Hiệp - UIC (63,13%), PVI (60,42%), Hùng Vương - BHV (59,41%).

Đánh giá :
5
/0

Ưu đãi nổi bậtƯu đãi nổi bật