- 1. Kiến thức ô tô đầu tiên - Động cơ ô tô
- 2. Hệ thống truyền động
- 3. Kiến thức cơ bản về oto thứ 3 - Bộ ly hợp
- 4. Ắc quy (Pin)
- 5. Máy phát điện
- 6. Kiến thức chung về ô tô - Bộ tản nhiệt
- 7. Hệ thống trục truyền lực
- 8. Hệ thống lái và hệ thống treo
- 9. Kiến thức cơ bản về ô tô - Phanh
- 10. Bộ chuyển đổi xúc tác
- 11. Bộ giảm thanh
- 12. Bình nhiên liệu
Tổng hợp kiến thức cơ bản về xe ô tô dành cho người mới
Nếu bạn đang có ý định sở hữu một chiếc ô tô thì việc tìm hiểu kiến thức cơ bản về xe ô tô là cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn chăm sóc xe tốt hơn, mà còn hạn chế được việc xe bị hỏng giữa chừng. Vậy những kiến thức chung về ô tô là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Phí bảo hiểm thấp nhất. Xem báo giá từ 7 nhà bảo hiểm hàng đầu.
1. Kiến thức ô tô đầu tiên - Động cơ ô tô
Kiến thức cơ bản về xe ô tô đầu tiên là về động cơ. Động cơ ô tô là nguồn năng lượng cơ học có vai trò cung cấp công suất và momen xoắn đến các bánh xe chủ động. Từ đó, có thể làm cho ô tô di chuyển. Phần lớn động cơ của ô tô sử dụng là động cơ đốt trong 4 kỳ.
Trong động cơ bao gồm một số thành phần khác như: trục cam, trục khủy, oit-tong,..
2. Hệ thống truyền động
Hệ thống chuyển động hay còn được gọi là hộp số, là một bộ phận quan trọng của xe ô tô, có tác dụng truyền động năng do động cơ tạo tới các bánh xe.
Bộ phận này bao gồm loạt các bánh răng có tỷ lệ khác nhau. Người lái có thể chọn số nhỏ hoặc lớn tùy theo điều kiện lái. Hiện nay, có 2 loại hộp số là số tay và số tự động.
Hộp số tay cho phép người lái sang số bằng tay, trong khi hộp số tự đồng thực hiện chuyển số tự động lên xuống tùy theo vận tốc được điều khiển bởi chân ga. Có nhiều loại hộp số tự động khác nhau có thể kể đến như DCT, CVT,...
3. Kiến thức cơ bản về oto thứ 3 - Bộ ly hợp
Bộ ly hợp là kiến thức cơ bản về xe ô tô tiếp theo mà người mới cần phải biết. Đây là bộ phận đóng vai trò là cấu nối giữa động cơ và hộp số, giúp tham gia giải phóng việc truyền lực tới hộp số. Nói cách khác, bộ ly hợp giúp bánh xe ngừng quay mà không cần tắt động cơ. Hệ thống ly hợp bao gồm: đĩa ly hợp, bàn đạp ly hợp, bánh đà,...
Trong hộp số sàn, bộ truyền động gài ly hợp bằng tay, trong khi hộp số tự động thì hệ thống vận hàng bộ ly hợp tự động.
4. Ắc quy (Pin)
Ắc quy ô tô là bộ phận cung cấp năng lượng đầu tiên cho ô tô khi khởi động. Không có ắc quy, chiếc xe sẽ không khởi động được. Nó chuyển đổi năng lượng hóa học thành năng lượng điện cần thiết để cung cấp cho các thành phần điện khác trên xe ô tô. Ngoài ra, ắc quy rất quan trọng để kết hoạt động cơ, bởi nó cũng cung cấp năng lượng cho động cơ khởi động.
Thông thường, ắc quy ô tô được lắp đặt trong khoang động cơ, dưới nắp ca-po. Bạn có thể dễ dàng nhận biết ắc quy bằng ký hiệu âm (-), dương (+) trên các cực.
5. Máy phát điện
Máy phát điện là một phần của hệ thống điện ô tô, chịu trách nhiệm sạc điện cho ắc quy, đồng thời cung cấp năng lượng cho hệ thống điện, điện tử trên xe ô tô. Máy phát điện được tạo ra bằng cách sử dụng năng lượng cơ học do chuyển động ô tô tạo ra. Nó chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện thông qua một dòng điện xoay chiều.
Theo đó, một số vấn đề về ắc quy xảy ra trong quá trình vận chuyển có thể nguyên nhân là do máy phát điện gây ra.
6. Kiến thức chung về ô tô - Bộ tản nhiệt
Bộ tản nhiệt có vai trò ngăn cho động cơ quá nhiệt trong quá trình vận hành. Bộ phận này hoạt động bằng cách bơm dung dịch làm mát chạy liên tục trong vỏ áo khắp các động cơ, hấp thụ nhiệt và truyền ra bộ phận tản nhiệt bên ngoài.
Bộ phận tản nhiệt thường được đặt ở phía trước xe và được giảm nhiệt bằng không khí ngoài trời trong khi ô tô đang di chuyển. Bộ tản nhiệt cũng có quạt thổi không khí bổ sung nhằm làm mát chất làm mát khi nhiệt độ môi trường quá cao. Ngoài ra, để cho bộ tản nhiệt hoạt động hiệu quả và chính xác nhất, nó cần có đủ chất làm mát chuyên dụng trong hệ thống.
7. Hệ thống trục truyền lực
Hệ thống trục là thành phần thiết yếu giúp xe có thể chuyển động mượt mà. Các trục được gắn vào các bánh xe và một phần của hệ thống lái và hệ thống treo, truyền động năng từ động cơ thông qua hộp số và bộ vi sai. Một chiếc xe bao cố trục trước và trục sau với vai trò hoạt động khác nhau.
Ngoài việc hỗ trợ trọng lượng của ô tô, các trục còn giúp đánh lái, rẽ và phanh. Những rung động của xe khi phanh hoặc khi đánh lái thường là do một số vấn đề đến từ hệ thống trục.
8. Hệ thống lái và hệ thống treo
Hệ thống lái cho phép điều khiển xe một cách chính xác. Mặt khác, hệ thống treo chịu trọng lượng của xe, hấp thụ các chấn động và mang lại cảm giác êm ái hơn.
Hệ thống lái và hệ thống treo hoạt động cùng nhau, nhằm mang lại sự ổn định cho xe. Ngoài ra, còn có hệ thống trợ lực lái dầu hoặc điện hiện đại giúp cho người lái giảm bớt sức trong khi điều khiển xe.
Các hệ thống treo khác nhau sẽ được sử dụng trong ô tô có thể kể đến như: lò xo lá, MacPherson Struts, xương đòn kép, v.v…
9. Kiến thức cơ bản về ô tô - Phanh
Phanh là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống an toàn trên xe ô tô. Tất cả 4 bánh xe đều được trang bị phanh, bởi nó cho phép xe dừng hoặc giảm tốc độ, ngăn không cho xe di chuyển khi đỗ/dừng.
Một hệ thống phanh gồm các bộ phận như: rotor, bàn đạp phanh, caliper và má phanh, v.v. Sự trợ giúp của caliper, dầu phanh tạo ra áp suất thủy lực để đẩy má phanh vào roto để dừng hoặc giảm tốc độ xe.
Hai loại phanh phổ biến nhất hiện nay là phanh đĩa và phanh tang trống.
10. Bộ chuyển đổi xúc tác
Bộ chuyển đổi chất xúc tác là một thành phần nằm trong hệ thống ống xả của xe. Vai trò chính của bộ chuyển đổi xúc tác là giảm các oxit của nitơ hoặc hydrocarbon và carbon monoxide trong khí thải. Nhờ đó, giúp loại bỏ các phần tử độc hại ra khỏi khí thải trước khi thải ra ngoài qua ống xả.
Trong quá trình đốt cháy, các khí độc do động cơ thải ra bao gồm: nitơ oxit, hydrocarbon, và carbon monoxide.
11. Bộ giảm thanh
Bộ giảm thanh là một phần của hệ thống ống xả và giúp giảm tiếng ồn phát ra, nằm ngay trước ống xả, được làm bằng thép tráng nhôm để bảo vệ khỏi nhiệt và hóa chất thải từ hệ thống ống xả. Bộ phận giảm thanh có khả năng làm giảm tiếng ồn bằng cách hạn chế dòng khí thải.
12. Bình nhiên liệu
Bình chứa nhiên liệu của ô tô, thường nằm trước trục sau và được dùng để chứa xăng/dầu diesel. Đây cũng được xem là một bộ phận quan trọng mà bạn cần phải chú ý bảo dưỡng thường xuyên trong quá trình sử dụng.
Mách nhỏ: Bạn nên mua Bảo hiểm Vật chất Ô tô để có thể chăm sóc và bảo quản ô tô với chi phí hợp lý, tiết kiệm hơn!
Vì sao nên mua Bảo hiểm Thân vỏ Ô tô?
Quyền lợi: Bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong các trường hợp sau:
- Đâm, va (bao gồm cả va chạm với vật thể khác ngoài xe cơ giới), lật, đổ, rơi, chìm, bị các vật thể khác rơi vào;
- Hỏa hoạn, cháy nổ;
- Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên (bao gồm nhưng không giới hạn bão, lũ, lụt, sét đánh, giông tố, động đất, sụt lở, sóng thần...);
- Mất toàn bộ xe do trộm cắp;;
- Hành vi ác ý, cố tình phá hoại (loại trừ hành vi ác ý, cố tình phá hoạt của Chủ xe, Đại diện hợp pháp của chủ xe, Người được bảo hiểm, Lái xe).
Các quyền lợi bảo hiểm bổ sung: Bạn có thể mua thêm các quyền lợi bảo hiểm sau khi tham gia vào chương trình Bảo hiểm Thiệt hại Thân vỏ Ô tô:
- Bảo hiểm mất cắp bộ phận;
- Không tính khấu hao phụ tùng, vật tư thay mới;
- Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa chính hãng;
- Bảo hiểm thiệt hại động cơ do ảnh hưởng của nước.
Kết
Bài viết trên là một số kiến thức cơ bản về xe ô tô. Khi đã nắm rõ về những kiến thức này, sẽ giúp bạn tối ưu hóa được khả năng vận hành của chiếc xe. Chính vì thế, việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản về xe ô tô sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ MoMo theo 3 cách:
- Hotline: 1900 54 54 41 (1.000đ/phút)
- Email: [email protected]
- Tính năng Trợ giúp: Đăng nhập MoMo >> Chọn biểu tượng Trợ giúp hoặc nhập từ khóa "trợ giúp" vào ô tìm kiếm.
Tham khảo thông tin sản phẩm bảo hiểm oto trên MoMo